Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2010

Pháp Ngã

Hiện thời có rất nhiều người đem tiểu thừa của Phật pháp tự cho là toàn diện của Phật pháp, họ chỉ biết phủ định tất cả mà chưa đạt đến chỗ khẳng định tất cả, nên họ bị chữ vô cuốn ngã đọa vào hầm sâu đen tối mênh mông. Họ tiếp thu khổ quán của tiểu thừa mà chủ trương phủ định dục vọng, phủ định tất cả, nhưng họ không tiếp thu phương pháp dứt lục căn của tiểu thừa, họ không chịu đóng bít cánh cửa cảm giác mà muốn dùng nghệ thuật âm nhạc, thơ ca, hò hát, hít thở, vận động dưỡng sanh để mong đắc Niết Bàn nghĩa.

Bọn họ muốn dùng nghệ thuật âm nhạc, thơ ca, hò hát, hít thở, vận động dưỡng sanh để cầu giải thoát, cầu tạm thời tiêu diệt cái ngã của cá nhân, mong tạm thời giải toả tất cả dục vọng thống khổ nhưng bọn người ấy chẳng biết làm như thế cái ngã cá nhân tạm thời tiêu diệt đó khi ấy đã thấm nhập trong cái ngã của nghệ thuật âm nhạc, thơ ca, hò hát, hít thở, vận động dưỡng sanh rồi. Cái ngã của nghệ thuật âm nhạc, thơ ca, hò hát, hít thở, vận động dưỡng sanh này tức là pháp ngã, cũng gọi là pháp chấp, vẫn bị thời gian không gian hạn chế, ấy là giải thoát của tương đối chẳng phải giải thoát của tuyệt đối. Khi thời gian không gian chuyển biến thì họ sẽ lại rơi trở lại trong gông cùm của tự ngã nữa

Những người như thế mong muốn dùng phương pháp này để thu nhiếp nhất niệm vô minh vào một cảnh giới đơn thuần để được tự do an lạc, thực tế thì chẳng khác gì với chủ nghĩa ma túy. Bọn họ dùng nghệ thuật âm nhạc, thơ ca, hò hát, hít thở, vận động dưỡng sanh để làm say mê con người, như vậy so với việc dùng rượu chè mỹ nữ cũng để làm say mê con người đâu có cao hơn bao nhiêu?

Người tiểu thừa đóng bít cánh cửa cảm giác, người thời nay xem thế lấy làm kinh sợ cho nên họ không dám đi theo thử mà lại dùng một cách khác với mức độ nhẹ hơn, nhưng cả hai đều sai lầm vì cùng là phương pháp tương đối, chẳng thể đạt đến Niết Bàn của tuyệt đối.

Cái ngã của thời nay tức là nhất niệm vô minh của Phật pháp, cái vô ngã của thời nay tức là vô thủy vô minh của Phật pháp.

Nhất niệm vô minh bắt đầu tức là tự ngã bắt đầu, khi nhất niệm vô minh trở về cảnh giới vô thủy vô minh tức là vô ngã vậy. Lúc vô thủy vô minh bị kích thích mà tái phát nhất niệm vô minh nghĩa là từ cảnh giới vô ngã té trở lại cảnh giới ngã vậy. Ngã và vô ngã là tương đối, thay phiên nhau không chừng cho nên chẳng phải thực tại của tuyệt đối. Âm nhạc, thơ ca, hò hát, hít thở, vận động dưỡng sinh là hóa thân của nhất niệm vô minh, nó có thể thu nhiếp cả vũ trụ tư tưởng cảm giác vào trong hơi thở của sinh mạng nhờ vậy mà nhất niệm vô minh, qua sự cảm giác của lục căn, đắc được Niết Bàn của tương đối. Khi 1 căn đắc được Niết Bàn tạm thời thì ngũ căn kia cũng đồng thời được cùng một hiệu quả, lúc ấy, tức là nhất niệm vô minh hồi phục lại trạng thái nguyên thủy (vô thủy vô minh).

Người tiểu thừa dứt lục căn là lợi dụng ý căn thuộc về phạm vi tư tưởng, ấy là lợi dụng pháp ngã ở cấp tối cao. Người tiểu thừa dứt lục căn là mong đóng bít cánh cửa tư tưởng cảm giác khiến hoàn toàn cách tuyệt với tự ngã, lúc ấy, trong tâm thanh thanh tịnh tịnh cảm thấy an lạc, nhưng muốn duy trì cảnh giới thanh tịnh thì chẳng thể buông bỏ cái nhất niệm của thanh tịnh, cho nên lúc ấy nhất niệm vô minh dù về nơi thống nhất nhưng chưa phải hoàn toàn ngưng nghỉ vẫn bị không gian thời gian hạn chế. Lúc không gian đổi dời, thời gian qua đi tức là âm nhạc đã hết, vở kịch diễn xong, tai mắt lìa khỏi nghệ thuật từ trong cảnh định của tiểu thừa chạy ra rồi cũng phải té trở lại trong gông cùm của tự ngã

Người trung thừa thì muốn nhờ pháp ngã để mong đắc được giải thoát, nhưng chẳng biết giải thoát ấy chưa đến cứu kính nên họ từ Tiểu thừa tiến thêm một bước đem nhất niệm vô minh hoàn toàn ngưng nghỉ tức là đem tư tưởng cảm giác hoàn toàn tiêu diệt. Cảnh giới lúc ấy rất đáng kinh sợ, là vô tri vô giác, chỉ còn hô hấp chưa ngưng nghỉ ngoài ra hoàn toàn đồng như gỗ đá, mênh mông trống rỗng chẳng còn gì cả.

Cái cảnh giác Vô do thực nghiệm sở đắc này tức là cái cảnh giới vô thủy vô minh vậy. Cảnh giới này giống như thuần nhất cho nên nhiều người nhận lầm cho đó là bản thể cuối cùng của tuyệt đối, nhưng cảnh giới vô thủy vô minh này vẫn còn chủng tử tập khí rất vi tế, chủng tử này bao gồm tinh thần lẫn vật chất, đương lúc ẩn giấu giống như rỗng không nhưng hễ bị kích thích liền phát sinh thành nhất niệm vô minh. Cho nên vô thủy vô minh với nhất niệm vô minh tức là tương đối, tức là đại diện cho Vô và Hữu. Một là thể một là dụng, một là tịnh một là động, từ thể khởi dụng tức là nhất niệm vô minh, tức dụng quy thể là vô thủy vô minh, thay phiên tuần hoàn, có sanh có diệt, chẳng phải bản thể tuyệt đối cuối cùng, bản thể tuyệt đối là bất sanh bất diệt phi động phi tịnh.

Cái lầm nhận cảnh giới vô thủy vô minh cho là bản thể tuyệt đối cuối cùng này Phật Thích Ca gọi nó là Không Chấp. Cần phải đả phá không chấp này mới có thể đạt tới bản thể tuyệt đối cuối cùng tức là chân như Phật tánh. Cái phương đả phá không chấp này chẳng phải Lý Luận mà là Thực Chứng (cần phải tham cứu Tổ Sư Thiền mới có thể thực chứng được.)