Thứ Tư, 9 tháng 12, 2009

Sự Thật

Qua một phen khổ tham, ta mới lẽ ra rằng, phiền não ta vốn không muốn, sự thật thì ta rất thích, tại sao phải nói vậy, vì ta bị màng vô minh che lấp, cái mà ngày đêm ta muốn buôn bỏ, sự thật ta lúc nào cũng ôm ắp không chịu buôn xã cũng như 1 loại keo tốt đã dán vào rồi thì không thể xé ra được.

Phương pháp tham tổ sư thiền này rất là thật tiển, không hàm hồ, người tham chỉ cần chảy qua 1 thời gian khổ tham ách sẽ tự chứng vào các cảnh giới mà Phật Thích Ca đã chỉ dạy. Phương pháp tham tổ sư thiền chẳng qua là 1 cơ xão tốt, mục đích là để cho người tham phủ định hết tất cả, từ nhất niệm vô minh, vô thỉ vô minh và kiến văn giác tri, khi các thứ bị phủ định hết rồi, cái không để phủ định được nữa, lúc ấy người tham tổ sư thiền mới vào cảnh giới của tuyệt đối, cảnh giới ấy chính là bản lai diện mục, cũng được gọi là Phật tánh.

Từ thời vô thỉ cho đến nay, sự sống của chúng ta toàn ở trong cảnh giới của nhất niệm vô minh, đôi lúc thì sống trong cảnh giới của vô thỉ vô minh, kiến văn giác tri lại là phương tiện thường xữ dụng trong sự sống. Tu hành cũng vậy, vì kiến văn giác tri đã là phương tiện đễ sống rồi, nên lại lầm vào lói tẽ, đọc vài cuốn kinh, vài đoạn ngữ lục của người đã kiến tánh, cứ tưỡng rằng mình đã đắc được, ai dè mình đã lầm mà lại không tự hay biết.

Người tham tổ sư thiền tự mình đề sướn lên 1 vấn đề (thoại đầu), mà vấn đề ấy, với sự hiểu biết và trí thông minh của mình (kiến văn giác tri) vốn không thể giãi quyết được, lúc ấy người tham sẽ đến cảnh giới nghi tình thành khối, khi đụng phải cơ duyên, bất chợt như thế này... à thì ra là thế hoặc tự ồ lên; còn người không một phen khổ tham, lúc nào cũng kẹt cứng trong gong cùm của tự ngã (nhất niệm vô minh), lúc thì cố tình đè nén tất cả, tự cho là cảnh giới của vô ngã (vô thỉ vô minh), khi họ sống trong cảnh giời mên mong đen tối ấy lại lầm giác biết là bát nhã trí tuệ (kiến văn giác tri), mà kỳ lạ thai, chính cái giác biết ấy lại là cảnh giới miên man của nghiệp thức.

Hôm nay tui viết bài này cốt là khuyên kẽ hữu duyên nếu muốn liễu sanh tử, nên dùng phương pháp niêm hoa thị chúng này, vì phương pháp này rất cao minh, người tham chảy qua một thời gian thật hành ách sẽ tự chứng được. Người đọc chớ hàm hồ dùng kiến văn giác tri mà tự đắc, nên được ý mà quên lời.

Phương pháp mà tui thật hành đó là phương pháp phá vô thỉ vô minh, phương pháp này không có cho chấm dứt lục căn (cảm giác), cũng không cho chấm dứt nhất niệm vô minh (niệm khỡi), mà lợi dụng 1 trong 6 căn, tui chọn lựa cái nhìn của con mắt, lần theo nhất niệm vô minh để vào được cảnh giới vô thỉ vô minh, khi vào được cảnh giới vô thỉ vô minh rồi dùng cái nhìn ngày đêm đã phá vô thỉ vô minh, khi màng vô thỉ vô minh bị phá vỡ rồi, lúc ấy kẽ tham mới bắt được tên đầu sỏ đó là kiến văn giác tri (còn được gọi là tâm), tóm tắc lại, phương pháp này là dùng binh khí của bọn cướp (lục căn), dĩ kế tụ kế lợi dụng quân lính của cướp (nhất niệm vô minh) để vào được xào quyệt của chúng (vô thỉ vô minh) để bắt tên vua cướp (kiến văn giác tri còn gọi là tâm).

Khi mọi thứ được giãi quyết xong rồi, lúc ấy kẽ tham mới thật sự chứng được cảnh giới của thản nhiên tự tại, ta không còn nhẹ dạ mà tự đọa vào cảnh giới của 6 nẽo luân hồi, chấm dứt hết mọi ngu si, không lầm vào lời nói của bọn tà sư, khi tiếp xúc với quần chúng, thấu rõ chổ đứng chân của họ, nếu là duyên thì thốt lên vài lời để tiếp dẩn kẽ có lòng cầu siêu thoát, không phải là duyên thì tùy duyên sống qua ngày.

Mong người đọc chớ lầm nhận sự hiểu biết và trí thông minh của mình mà tự đắc, phải thật chứng vào các cảnh giới của bốn thừa mà Phật Thích Ca đã chỉ dạy, muốn thấu rõ bốn thừa thì phải thật chứng vào cảnh giới cũa nhất niệm vô minh, lúc ấy chính bạn sẽ thấu rõ được tại sao đức Phật nói các pháp như mọng như huyễn, biến đổi không ngừng, phải chứng nhập cảnh giới của vô thỉ vô minh thì lúc ấy chính bạn mới thấu rõ cái gọi là vô kí không của Lục Tổ, cái không chấp của Phật dạy, khi màng vô minh bị phá vỡ, lúc ấy bạn mới thấu rõ được cái gọi là tâm (kiến văn giác tri).

Không chứng nhập vào các cảnh giới của tương đối (cảnh giới luân hồi phiền não) thì làm sao bạn có thể phủ định hết, khi mọi thứ bị bát hết rồi, cái không thể bát được nữa đó chính là cảnh giới của tuyệt đối (Phật tánh hay bản lai diện mục), mong người đọc hãy thận trọng, chớ hồ đồ uổn qua 1 kiếp người, khi về già hoặc lúc lâm nạn, áo não bí lói cho mà coi.

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2009

Vô Thường & Ngu Si

Mỗi 1 phút qua đi là mỗi 1 phút vô thường tấn tốc, vì quá khứ đã tạo nhân thiện nên kiếp này trở lại được cái quả tốt lành. Người trí ngay khuôn mặt họ thấy được sự thật của nhân quả nghiệp báo, kẽ ngu si thì đeo đuổi cái giãi tạo bề ngoài rồi tự đọa vào cảnh giới đẹp xấu, già trẽ, được mất, hơn thua. Thân người này có được không dễ, có rồi nên dùng nó để tìm con đường siêu thoát. Hôm nay mượn những khuôn mặt của các vị này, nhắc nhỡ quý bạn đạo, chớ để thời gian qua đi một cách oan uổn, rồi áo não khi về già.







Các nét trên gương mặt Trần Đức Dung ít nhiều thay đổi.







Gương mặt Lưu Hiểu Khánh đã hằn vết thời gian khi cô bước vào tuổi gần 60.







Cố níu giữ nét thanh xuân nhưng gương mặt người đẹp 52 tuổi Trịnh Dụ Linh đã bị biến đổi.







Quách Thiện Ny mới 35 tuổi nhưng thay đổi khá nhiều so với khi cô cô giành vương miện Hoa hậu năm 1997. Nhiều người cho rằng trông cô như đã 50 tuổi.







Nữ diễn viên Tiêu Tường không để thời gian ghi dấu trên gương mặt xinh đẹp.


 




Phan Nghinh Tử được khán giả ái mộ với vai diễn Tiểu Long Nữ và sau đó là Võ Tắc Thiên. Bước vào tuổi 55 nhưng nữ diễn viên vẫn giữ được gương mặt với những đường nét thanh mảnh. Nhiều người cho rằng cô mới chỉ ở độ tuổi 30.



Thứ Ba, 17 tháng 11, 2009

Một Địch Muôn Người

Người xưa nói, là người tu hành, cũng như 1 người đòi địch với muôn người, từ thời vô thỉ cho đến nay bạn đã chung sống với họ, chính họ là bạn, chính bạn là họ, trò chơi luân hồi này đã được di trì từ vô lượng kiếp trước cho đến ngày hôm nay, bất chợt bạn đòi nghĩ chơi, người ta lẽ tức nhiên đâu có chịu. Muôn người ở đây hàm ý là nhất niệm vô minh (niệm khỡi niệm diệt), vô thỉ vô minh (tâm không khỡi phân biệt), và kiến văn giác tri (sự hiểu biết của mình qua trí óc học hỏi).

Bất chợt bạn có duyên với Phật pháp, bạn đọc vài bộ kinh, bạn học hỏi đôi ba điều từ cổ đức, nhưng rất tiếc, với sự hiểu biết nông cạn, bạn lại hiểu lầm ý của Phật Thích Ca và lịch đại tổ sư, với cái hiểu biết nông cạn ấy, bạn hồ đồ đòi nghĩ chơi với họ, lẽ tức nhiên người ta đâu có chịu, từ độ ấy, bạn với họ sẽ thành thù nghịch với nhau, bạn cứ tưởng rằng bạn thông minh hơn họ, nhưng sự thật họ tài ba hơn bạn nhiều, bạn lại tưởng rằng bạn hiểu biết mặt mũi họ, ai dè, chính họ rất rõ biết về tánh nết của bạn, bạn vừa muốn tấn công họ, họ đã đập bạn tơ bờ hoa lá trước rồi, bạn muốn đề phòng họ, thì họ sẽ huy động hết giòng họ đến lừa bạn, rốt cuộc rồi chính bạn sẽ là kẽ bại trận thê thảm.

Phật Thích Ca và lịch đại tổ sư thiền tông vì thương sót những kẽ như bạn, nên chính Phật Thích Ca đại từ đại bi, đích thân chỉ dạy phương pháp niêm hoa thị chúng, lúc ấy người thừa đương được chính là ngài Ca Diếp, chư tổ tâm chuyền nhau cho đến ngày hôm nay. Thai vì bạn thù nghịch với họ, tai sao bạn không hài hòa với họ, nhận diện họ, tìm hiểu họ, người xưa có câu, hiểu mình hiểu người, bách chiến bách thắng.

Muốn làm vua trước phải tự biết mình, mình là ai, chính mình còn chưa biết, làm sao bạn làm được vua của thiên hạ. Nên phương pháp Phật dạy trong hội Linh Sơn này, ngày nay người ta gọi nó là phương pháp tham tổ sư thiền, Phật đã nói rất rõ, phương pháp này chỉ thích hợp với ai muôn liễu thoát sanh tử, muốn phá màng vô minh để đạt đến cảnh giới cứu cánh Niết Bàn của Phật, nhưng phương pháp này nó lại không có nằm trong kinh điển, di chỉ có ai chịu thừa đương, ngay ấy mà thọ dụng, chẳng cần tu hành nhiều kiếp lao nhọc phí sức.

Với phương pháp này, vì Phật rất rõ tánh nết của chúng ta, ham học ham cầu, nên Ngài đã dùng 1 cơ xão tối thắng, người hành theo, ách sẽ được 1 phen thọ dụng, nhưng rất tiếc thời nay, người ta không biết nên đã lầm nhận những phương pháp nhị thừa ngoại đạo mà Phật đã dạy trong giai đoạn đầu, lúc ấy vì sự nhu cầu đương thời, nên Phật đã chỉnh xữa sự lầm lẩn, Phật dạy xong, để cho người học có đủ đức tin ở Phật, khi mọi sự được yên ổn, Phật liền bác bỏ nhị thừa ngoại đạo, Phật liền chỉ dạy và khuyên người học nên đeo đuổi theo phương pháp của Đại Thừa.

Phương pháp đại thừa chính là phương pháp phá vô thì vô minh, cơ xão chính Phật Thích Ca đích thân chỉ dạy trong pháp hội Linh Sơn đó là Niêm Hoa Thị Chúng, chư Tổ kiến tánh đời đời chuyền dạy nhau cho đến ngày hôm nay, nào là cơ xão tham công án, cơ xão tham thoại đầu, dùng 1 trong lục căn để đã phá vô thỉ vô minh, khi màng vô minh tan rã, bản lai diện mụt ngay ấy hiện ra.

Thiền tông không chú trọng sự hiểu biết, vì sự hiểu biết chẳng thể đưa bạn đến cảnh giới thật chứng của Như Lai, nên thiền tông chỉ chú trọng thật tham thật chứng, khi thật chứng rồi, tất cả những gì nói ra điều từ trí tuệ bát nhã của Phật tánh, chẳng nói lời chú giãi của người ta; nên mới có câu ăn đàm đải người xưa.

Hôm nay tui viết vài hàng để cống hiến cho kẽ hữu duyên, bạn đọc nên được ý quên lời, những gì mình chứng được, đó mới là sự thật, sự thật cũa chư tổ kiến tánh vẩn là của chư tổ kiến tánh, chẳng phải của mình, quý bạn nên chân tham thật chứng rồi cùng đồng hành với chư Phật trên con đường hoành dương chánh pháp, quý vi bảo trọng, kính bút.

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2009

Vua Cướp Chính Là Ngươi


Qua 1 thời gian khổ tham, ruốt cuộc rồi ta đã bắt được ngươi, tất cả mọi thứ thị phi điên đão, sinh tử luân hồi cũng do ngươi mà ra. Cơ xão của chư Tổ quả thật độc đáo, nếu đã quyết tâm liễu sanh liễu tử, phương pháp tham tổ sư thiền này rất thích hợp cho những ai muốn liễu sanh liễu tử.

Thật ra các phương pháp của chư tổ thiền tông cũng bắt nguồn từ cơ xảo niêm hoa thị chúng do đích thân Phật Thích Ca chỉ dạy trong hội Linh Sơn, chỉ cần thật hành nghiêm túc, bảo đảm hành giả sẽ đạt đến cảnh giới thật tu thật chứng không tí mơ hồ.

Đầu tiên hành giã phải rõ ràng cái gì là nhất niệm vô minh, cái gì là vô thỉ vô minh, phương pháp tham tổ sư thiền không cho chấm dứt niệm khỡi niệm diệt, nhưng mà phải lần theo nó đễ coi nó phát xuất từ đâu, khi nó biến mất nó lẫn chốn về đâu, tìm được chổ ẩn náo của nó, nên chọn 1 trong lục căn, nên lấy nhãn căn nhìn thẳng vào nó, một khi thời tiết đến, ồ lên 1 tiến màn vô thỉ vô minh tức thời tan rã, lúc ấy bản lai diện mục của mình chọn vẹn hiện ra.

Phương pháp này tui học được từ Ngài Nguyệt Khê, Ngài ví nhất niệm vô minh là binh lính của bọn cướp, hang ổ của nó chính là vô thỉ vô minh, nương theo nó để vào đến tận hang ổ của bọn cướp để bắt vua cướp, ngày đêm tổng tấn công vào chổ ấy, khi thiên hòa địa hợp ách sẽ bắt được vua cướp, vua cướp bắt được rồi, từ đó trở đi mình mới có ngày an vui vĩnh viển.

Phương pháp này chỉ nói thật chứng chẳng cho hiểu biết, vì hiểu biết chẳng mang lại lợi ích gì cho hàng giã, mà tác hại của nó lại rất là ghê ghóm, giữa đám đông thì mình sẽ bị cái bịnh ngã kiến, ngay bản thân mình thì sẽ bị cái bịnh sở tri chướng. Hành giã chỉ cần ngày đêm tổng tấn công vào chổ ấy, chổ ấy tức hang ổ của bọn cướp, Ngài Lâm Tế gọi nó là hầm xâu vô minh, đái thùng sơn đen, Phật Thích Ca gọi nó là vô thỉ vô minh, một khi thời tiết đến, ồ lên 1 tiến màng vô minh tan rã, bản lai diện mục ngay ấy hiện ra, khi kiến tánh rồi, phần còn lại chỉ tiêu nghiệp củ chấm dứt tạo nghiệp mới, lúc ấy hành giã mới chứng được cảnh giới chăn trâu mà Phật Thích Ca đã nói trong kinh điễn.

Trong quá trình phá vô thỉ vô minh, hành giã sẽ tự chứng được nhiều phương tiện tốt, di chỉ hành giã tự biết mà thôi, câu nói của cổ đức chẳng sai tí nào, uống nước nóng lạnh tự biết, chẳng cần hỏi ai hết. Khuyên kẽ có duyên, nên khổ tham thật chứng, chớ hý luận vô ký, chớ uổng đi một kiếp sanh tử, thân này khó được, được rồi nên lợi dụng nó để tu hành, chớ uổng phí thời giang quý báo, một khi vô thường đến thì đã quá muộn màn rồi vậy.

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2009

Ô Thì Ra Là Như Thế

Ô thì ra là như thế, cuối cùng rồi ta đã tìm được ngươi, chính vì ta lầm ngươi nên ta mới oan uổn luân hồi, biến hiện ra các cảnh giới tương đối, nếu không một phen khổ tham, thì ta không thể nào thấy được mặt mũi của ngươi, vẩn còn kiến văn giác tri, nhất niệm vô minh, vô thỉ vô minh thì không thể nào thấy được ngươi, ta phải buôn hết mọi thứ, dùng nhãn căn ngày đêm nhìn thẳng vào vô thỉ vô minh, khi vô minh tan rã, bản lai diện mục của ta hiện ra.

Sau khi ngộ rồi, nay ta tùy duyên tiêu nghiệp củ, bây giờ ta mới thật sự bắt đầu chăn con trâu của ta, chỉ vì từ thời vô thỉ cho đền nay vì lầm nhận ngươi nên ta đã kết thành những thói quen xấu và ngu si, bây giờ chính là lúc ta phải tiêu hết những tập khí củ ấy.

Chính lúc ta phát hiện ta lầm nhận ngươi thì cũng là lúc ta mới thấy lời của Ngài Huệ Năng nói quả thật không sai tí nào, "bản lai vô nhất vật, hà sứ nhiệm trần ai", ngươi thì chẳng liên can gì đến những gì ta làm, chuyện ta làm lại chẳng dính dáng gì đến ngươi.

Chỉ vì lầm nhận ngươi mấy chục năm nay ta dụng công oan uổn và phí sức, cuối cùng rồi khi bắt được ngươi, tất cả đều chẳng dính dáng, ngày xưa ta tưởng rằng kiến văn giác tri là nơi dụng công chơn chánh, ai dè kiến văn giác tri vẩn là pháp kiến văn giác tri, chọn chẳng dính dáng gì đến trí tuệ bát nhã, mà ngay tự tánh ta vốn sẳn có chẳng cần xin xõ ai nhưng sự thật lại kỳ lạ thai, chẳng có ai có thể cho ta trí tuệ ấy nhưng mà tự tánh ta lại vốn sẳn có, chẳng liên can gì đến sự tu trì, ta phải buôn bỏ hết mọi thứ, vào được cảnh giới của tự tánh rồi ta mới chấp nhận lại tất cả, trước phủ định tất cả, sau mới khẳng định lại tất cả. Thì ra không ngờ tự tánh ta vốn tự đầy đủ, chỉ vì lầm nhận ngươi nên ta mới bị khốn khổ ra nông nổi này.

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2009

Ai Làm Mình Khổ Trong Sự Sống?


Ai là ta, ta lại là ai? Chính ta cũng chẳng biết ta là ai, luôn cả cha mẹ ta cũng chẳng biết ta là ai, nên theo tâm thức tham muốn, vội vã đặt cho ta những ký hiệu, chẳng hạn như Lý Gia Thịnh, Nguyễn Thị Minh Tâm, vv và vv...

Khổ, nói một cách khác tức là niệm khỡi niệm diệt, trong thiền tông gọi nó là nhất niệm vô minh, chính ta cũng không biết do đâu mà nó được thành hình? Khi nó xuất hiện, nó từ đâu đến, khi nó biến mất nó lại đi về đâu? Chổ ẩn náo của nó là gỉ? Hang ổ nó như thế nào? Chính ta cũng mù luôn. Tại sao? Vì có một màng vô minh (vô thĩ vô minh) che lấp con mắt của ta, muốn phá màng vô minh ấy, di chỉ một phương pháp mà chính Phật Thích Ca chỉ dạy trong hội Linh Sơn, niêm hoa thị chúng, Ca Diếp miễn cười, phương pháp dụng công của thiền tông, thời nay người ta cũng gọi phương pháp này là phương pháp tham Tổ Sư thiền.

Muốn được phương pháp dụng công của thiền tông, bạn phải buôn bỏ hết tất cả mọi sự hiểu biết học hỏi từ kinh điển (kiến văn giác tri), nhưng tuyệt đối không được khỡi tâm chấm dứt niệm khỡi niệm diệt (nhất niệm vô minh), nên dùng nhản căng nhìn thẳng vào vô thỉ vô minh, à vậy thì vô thỉ vô minh là gì? Ngay niệm khỡi niệm diệt, bạn không khỡi tâm phân biệt, nó chính là vô thỉ vô minh.

Đi đứng ngồi nằm, chớ đễ cho giáng đoạn, cứ thế nhìn thẳng vào nó, cứ thế khổ tham, hành xữ như thế, mới đúng yếu chỉ tham thiền của thiền tông. Một khi thời tiết đến, vô minh tan rã, bạn sẽ ha hả mà cười to, ô thì ra là như thế thì ra là như thế, Thái tử cũng ngộ như thế, ta cũng ngộ như thế... Phật với ta đồng nhau, chính ta là Phật chính Phật là ta... chỉ vì màng vô thỉ vô minh che lấp nên ta ngu si chẳng dám thừa đương.

Hôm nay tui mạo mụi viết lên vài hàng kết duyên tìm kẽ tri âm, muốn được sỡ ngộ như Thái Tử, từ nay trở đi, kiến văn giác tri, quyết định chẳng phải, nhất niệm vô minh, quyết định chẳng phải, vô thỉ vô minh quyết định chẳng phải... Good luck! Hãy phát bồ đề tâm khổ tham đi quý bạn.

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2009

Niệm Phật Tâm Đắc


14 năm về trước lúc đó tui miên mựt niệm Phật hiệu A Di Đà, bỗng 1 đêm tui ngộ thấy niệm khỡi niệm diệt, lúc ấy tui mới lẽ ra, phải ngay chổ này mà niệm Phật, thì mới có đôi điều tương ưng với pháp môn Tịnh độ, nên ngay trong cuộc sống hàng ngày, nhất cử nhất động đều bị tui kiểm soát chặt chẽ, vừa niệm Phật vừa cảnh tĩnh, hễ các niệm có dấy sanh tức thời biến họ thành niệm A Di Đà, cứ thế được vài ngày, tui phát giác, nó khỡi rồi tui mới niệm Phật, tức là nó nhanh hơn tui, câu niệm Phật của tui lúc nào cũng đứng sau nó, nên tui quyết tâm phải nhanh hơn nó mới được, qua vài hôm, lúc ấy tui mới có thể đồng hành với bọn nó, đương thời tui phát đại thệ nguyện, 1 là mầy sống 1 là tao chết, nhất quyết phải làm chủ, quyết tâm phải nhanh hơn nó, trước khi nó hình thành các vọng niệm, được vài hôm quả thật không phụ sức dụng công, các niệm khỡi niệm đều bị tui biến thành A Di Đà Phật, vì tui đã thành công nhanh hơn nó trước khi nó hình thành, vậy đây có phải là cảnh giới "vạn niệm quy một, một quy A Di Đà" chăng?

Lúc ấy cuộc sống tui vô cùng sung sướn, được vài tuần, tui lại phát hiện, nếu không buôn bỏ luôn câu A Di Đà thì làm sao tui có thể tự tại 1 cách 100 phần trăm!? Nên tui buôn bỏ luôn câu A Di Đà, kỳ lạ thai..., tui rất ngạc nhiên vì tui có thể khống chế được tất cả niệm khỡi, tui có thể ngưng nó y như tui tắc đèn, tui có thể STOP nó trước khi nó hình thành.

Lúc ấy tui nghĩ như vậy, phần còn lại chỉ chời vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, nhưng tui lại nghĩ khác, có qua được bên kia, qua bển rồi cũng phải tu tiếp, chỉ khác là tu chung với chư bồ tát và được sự dạy bảo trực tiếp từ Đức Phật A Di Đà. Không như ở kiếp này, tà sư thì nhiều, kẽ thật chứng thì chẳng mấy ai. Tui lại nghĩ như thế, nếu muốn thành Phật cũng phải trỡ về đây mà thành, trỡ đi trỡ lại, tai sao tui không thành Phật ngay kiếp này, làm sớm nghĩ sớm có phải sướn hơn không!

Lúc ấy tui lại rất tự tin, muốn thành Phật phải học pháp môn dụng công của Thiền Tông. Trong ký ức tui lúc nào cũng xuất hiện 4 chữ, đó là "kiến tánh minh tâm", muốn thành Phật trước phải kiến tánh, muốn kiến tánh thỉ phải minh tâm, muốn minh tâm thì phải chấm dứt hết tất cả mọi sự hiểu biết về kinh điển và mọi sự hiểu biết trong sự sống...

Kể từ ngày ấy tui thường thắc mắc làm cách nào mới có thể thành Phật đây, từ đó tui thường để ý các vị minh sư tôn túc, nhưng rất tiếc, tà sư thì nhiều, các vị triệt ngộ thì chằng mấy ai, vị kiến tánh minh tâm cận đại nhất đó là Ngài Nguyệt Khê, nhưng rất tiếc Ngài đã tịch vào năm 1965... con đường tầm sư học đạo cũng bắt đầu từ ngày ấy...

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2009

Lỗi lầm thường phạm


Là hành giã tu hành thường phạm vào một lỗi làm lớn đó là, thường thấy lỗi người ta nhưng ngay mình lại mù mịt chẳng rõ ràng, rõ ràng lỗi người ta thì rất dễ, tự thấy lỗi mình thì rất khó, vì màng vô minh che lấp lại cộng them sự hiểu biết của trí óc.  

Hành xữ như thế, lâu ngày sẽ thành thoái quen, xem thường chúng sanh thập phương tự phạm vào tăng thượg mạng, tội lớn không thể lường, khuyên kẽ hữu duyên, tự cảnh tỉnh mình, chớ hành như thế.  Từ nay trở đi, phải chuyển đổi thoái quen nhìn người thành  tự nhìn về mình, dụng công như thế mới có đôi điều tương ưng với đạo.

Chớ bích đường thông



Những gì mình tham được đều là sự chứng ngộ của riêng mình chẳng phải đàm dải của cổ đức, hiểu biết là một chuyện, chứng được lại là một lẽ.  Hành giã thời nay ham hiểu biết ham học cho nhiều, ghi nhớ nhòi vào trí óc một mớ kiến thức, nhưng khi lâm nạn lại bó tay chẳng biết đường thoát ra.

Sự thật vì lầm đường lại dụng công sai lầm nên không thể nhận diện được Ý thức, Mạc Na thức và A Lại Da thức, tuy trong trí óc có sự hiểu biết về những danh từ trên  nhưng vì không chịu khổ tham nên rốt cuộc toàn mớ kiến  thức vô bổ chăng giúp ích được gì.  Mặt mũi của chúng ra sao, là gì? Không biết à?  Đầu óc tróng không lại ngơ ngơ ngác ngác, đây là chổ dụng công chơn chánh, hành giã nên ngay đây  ngày đêm khổ tham, nhìn thẳng vào chổ này, chớ để cho giáng đoạn bảo đảm sẽ có ngày, ha hả mà cười to.

Năm xưa có ngài Quản Nghiêm cứ một mặt đòi ngài Quy Sơn nói trắng ra, ngài Quy Sơn đáp lại nếu ta nói trắng ra sau này ông sẽ trách ta.  Sự thật khi ngài Quản Nghiêm được ngộ, ông ta mới lẽ ra sự từ bi và trí tuệ bát nhã cũa chư tổ đã kiến tánh chiệt để.

Hành giã phải khổ tham, chính lúc con mắt ngơ ngơ ngáo ngáo đầu óc tróng không không một vật, hãy ngay chổ này nhìn thẳng đi, dụng công như thế mới có chút phần tương ưng, bảo đãm sẽ có ngày ha hả mà cười to.

Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2009

Ưng Vô Sở Trụ


Tức tâm là Phật, trên từ chư Phật, dưới đến sâu bọ hàm linh đều có Phật tánh, đồng một tâm thể, nên Tổ Đạt Ma từ Ấn Độ đến chỉ truyền một tâm pháp, chỉ thẳng tất cả chúng sanh vốn là Phật, chẳng nhờ tu hành, chỉ cần nhận lấy tự tâm, thấy tự bản tánh, chớ nên tìm cầu cái khác. Thế nào là nhận lấy tự tâm? Cũng như cái hiện đang nói năng chính là tâm ngươi, nếu chẳng nói năng lại chẳng tác dụng thì tâm thể giống như hư không, chẳng có tướng mạo cũng chẳng phương sở cũng chẳng phải tuyệt không có, vì có mà chẳng thể thấy, nên Tổ Sư nói :"Tâm địa tức chân tánh, chẳng đầu cũng chẳng đuôi, ứng duyên mà giáo hóa, phương tiện gọi là trí". Nếu khi chẳng ứng duyên chẳng thể nói hay không, đang khi ứng duyên cũng chẳng dấu tích, đã biết như thế nay chỉ cần đi theo đường vô trụ của chư Phật. Kinh nói :"Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm".

Tất cả chúng sanh dùng ý căn phan duyên tạo tác, trôi lăn trong lục đạo, sanh tử luân hồi chẳng ngừng, uổng chịu đủ thứ khổ như Duy Ma Cật nói :"Người khó hóa độ tâm như con khỉ phải dùng bao nhiêu thứ pháp kềm chế tâm họ rồi mới điều phục được". Nên nói tâm sanh thì mỗi mỗi pháp sanh, tâm diệt thì mỗi mỗi pháp diệt. Phải biết tất cả các pháp từ trời, người, a tu la cho đến dịa ngục, lục đạo đều do tâm tạo, nay chỉ cần học Vô Tâm, các duyên bỗng ngưng, chớ sanh vọng tưởng phân biệt, vô nhân vô ngã vô tham sân, vô yêu ghét, vô thắng bại. Chỉ cần trừ bỏ đủ thứ vọng tưởng, bản tánh vốn tự thanh tịnh, tức là tu hành đúng theo Phật pháp, Bồ Đề v.v... Nếu chẳng ngộ ý này dẫu cho ngươi siêng năng học rộng, khổ hạnh tu tập, ăn mặc cực khổ mà chẳng nhận thức tự tâm đều gọi là hạnh tà, đều thành thiên ma ngoại đạo, thủy lục chư thần. Tu hành như thế có ích lợi gì!


Người thường cho là cảnh chướng ngại tâm, sự chướng ngại lý, cứ muốn tránh cảnh để an tâm, bỏ sự để lập lý, chẳng biết thực ra là tâm chướng ngại cảnh, lý chướng ngại sự. Hễ khiến tâm không thì cảnh tự không, hễ cho lý tịch thì sự tự tịch, chớ nên dụng tâm điên đảo vậy. Nhiều người thường chẳng chịu cho tâm không vì e sợ đọa nơi rỗng không, chẳng biết tự tâm vốn không. Kẻ ngu trừ sự chẳng trừ tâm, người trí trừ tâm chẳng trừ sự.

Truyền Tâm Pháp Yếu


Chư Phật với tất cả chúng sanh chỉ là một tâm, chẳng có pháp khác. Tâm này từ vô thủy đến nay chưa từng sanh chưa từng diệt, chẳng xanh chẳng vàng, vô hình vô tướng, chẳng thuộc hữu vô, chẳng phải mới cũ, không dài không ngắn, không lớn không nhỏ, siêu việt tất cả hạn lượng, tên gọi, dấu tích, đối đãi. Vật nào ngay bản thể đó là phải, động niệm liền sai. Cũng như hư không chẳng có biên giới, chẳng thể đo lường, chỉ một tâm này tức là Phật. Phật với chúng sanh chẳng có sai biệt mà chúng sanh thì chấp tướng hướng ngoại tìm cầu. Tìm cầu trở thành lạc lối, đem Phật tìm Phật, dùng tâm bắt tâm, trọn đời suốt kiếp cũng chẳng đắc được. chẳng biết ngưng niệm dứt tưởng thì Phật tự hiện tiền. Tâm này tức là Phật, Phật tức là chúng sanh, lúc làm chúng sanh tâm này chẳng bớt, lúc làm chư Phật tâm này chẳng thêm, cho đến lục độ vạn hạnh hằng sa công đức vốn tự đầy đủ, chẳng nhờ tu tập. Gặp duyên thì làm hết duyên thì thôi. Nếu chẳng quả quyết tin tự tâm Phật này mà muốn chấp tướng tu hành để cầu công dụng đều là vọng tưởng, đều trái với đạo. Tâm này tức là Phật chẳng còn Phật khác, cũng chẳng tâm khác. Tâm này sáng tỏ trong sạch như hư không chẳng có tướng mạo. Nếu cử tâm động niệm liền trái pháp thể, gọi là chấp tướng. Từ vô thủy đến nay chẳng có Phật chấp tướng. Nếu tu lục độ vạn hạnh muốn cầu thành Phật tức là thứ lớp. Từ vô thủy đến nay chẳng có Phật thứ lớp. Hễ ngộ được tâm này thì không có một mảy may pháp để đắc, ấy tức là chân Phật, Phật với chúng sanh tất cả không khác. Cũng như hư không chẳng tạp nhiễm chẳng hủy hoại, như mặt trời chiếu khắp bốn thiên hạ, khi mặt trời lên sáng khắp thiên hạ, hư không chưa từng sáng, khi mặt trời lặn tối khắp thiên hạ, hư không chưa từng tối. Cái cảnh sáng tối tự đoạt lẫn nhau mà tánh của hư không thì rõ ràng chẳng biến đổi. Phật và chúng sanh tâm cũng như thế.

Nếu xem tướng Phật cho là thanh tịnh, quang minh, giải thoát, xem tướng chúng sanh cho là ô trược, ám muội, sanh tử, nếu hiểu theo như thế thì trải qua hằng sa kiếp cũng chẳng đắc bồ đề, tại vì chấp tướng. Thực ra chỉ có một tâm này, không có một chút pháp bằng vi trần cho mình đắc được. Tức tâm là Phật, người học đạo đời nay chẳng ngộ tâm thể này, cứ ở nơi tâm sanh tâm, hướng bên ngoài cầu Phật, chấp theo tướng tu hành, đều là pháp tà chẳng phải đạo bồ đề.

Nói cúng dường mười phương chư Phật không bằng cúng dường một đạo nhân vô tâm. Tại sao? Kẻ vô tâm là vô tất cả tâm, chẳng phải tuyệt không. Cái bản thể như như bên trong như gỗ đá chẳng lay chẳng động, bên ngoài như hư không chẳng nghẽn chẳng ngại, vô năng sở, vô phương sở, vô tướng mạo, vô đắc thất. Kẻ tu chẳng dám vào pháp này, e sợ đọa vào rỗng không chẳng chỗ đứng chân,nên cảm thấy khó, rồi lui sụt. Trái lại đều rộng cầu tri kiến, cho nên kẻ cầu tri kiến thì rất nhiều, kẻ ngộ đạo thì rất ít.

Pháp Môn Định Huệ



Lục Tổ dạy chúng rằng: Thiện tri thức, pháp môn này lấy Định Huệ làm gốc. Các ngươi chớ lầm rằng Định với Huệ có khác; Định Huệ vốn nhất thể, chẳng phải là hai. Ðịnh là thể của Huệ, Huệ là dụng của Ðịnh, ngay trong lúc Huệ có Định, ngay trong lúc Định có Huệ, thấu được nghiã này tức là Định Huệ đồng nhau. Các ngươi học đạo chớ cho là trước phát Định sau phát Huệ, hay trước Huệ sau Định có khác, kiến giải như vậy thành ra pháp có nhị tướng. Miệng tuy nói lành mà trong tâm chẳng lành, tuy có Định Huệ mà Định Huệ chẳng đồng nhau. Nếu tâm miệng đều lành, trong ngoài nhất thể, tức là Định Huệ đồng nhau. Tự ngộ tu hành, chẳng nên tranh biện, nếu tranh giành trước sau thì đồng với kẻ mê, chẳng dứt hơn thua, lại thêm ngã chấp, chẳng lià được tứ tướng (nhơn, ngã, chúng sanh, thọ giả).

Thiện tri thức, Định Huệ ví như cái gì? Như đèn và ánh sáng: có đèn thì sáng, không đèn thì tối; đèn là thể của sáng, sáng là dụng của đèn, tên tuy có hai, thể vốn là một, pháp Định Huệ cũng vậy. Sư dạy chúng rằng: Thiện tri thức, nói nhất hạnh tam muội, là ở tất cả mọi nơi đi đứng nằm ngồi thường hành trực tâm. Kinh Duy Ma Cật nói: Trực tâm là đạo tràng, trực tâm là tịnh độ. Chớ nên tâm hạnh quanh co, miệng thì nói trực, nói nhất hạnh tam muội mà chẳng hành trực tâm. Người hành trực tâm, đối với tất cả pháp chẳng nên chấp trước. Kẻ mê chấp pháp tướng, chấp nhất hạnh tam muội, cứ nói ngồi yên chẳng động, vọng chẳng khởi nơi tâm tức là nhất hạnh tam muội; kiến giải như vậy đồng với vô tình, đó là nhân duyên chướng đạo.

Lục Tổ dạy chúng rằng: Thiện tri thức, đạo cần phải linh động, chớ nên làm cho ngăn trệ. Tâm chẳng trụ pháp thì đạo được linh động, tâm nếu trụ pháp, gọi là tự trói. Nếu nói ngồi yên chẳng động là đúng, chỉ như Xá Lợi Phất tĩnh tọa trong rừng lại bị Duy Ma Cật quở. Thiện tri thức, lại có kẻ dạy người lấy ngồi làm công phu, khán tâm quán tịnh, chẳng khởi chẳng động, kẻ mê chẳng hiểu, bèn chấp ngồi thành bệnh, nhiều người truyền dạy nhau như vậy, thật là lầm lỗi lớn!

Tam Thân Tự Tánh Phật


Thiện tri thức, đã quy y Tự Tánh Tam Bảo, xong các ngươi chú tâm, nghe ta nói Nhất Thể Tam Thân Tự Tánh Phật, khiến các ngươi đều rõ ràng thấy tam thân Phật, tự ngộ tự tánh.

Nơi tự sắc thân Quy y Thanh Tịnh Pháp Thân Phật. Nơi tự sắc thân Quy y Thiên Bá Ức Hóa Thân Phật. Nơi tự sắc thân Quy y Viên Mãn Báo Thân Phật.

Thiện tri thức, sắc thân là nhà trọ, chẳng thể nói quy y được. Xưa nay tam thân Phật ở trong tự tánh mọi người đều sẵn có, tại tâm mê nên chẳng thấy tánh bên trong, chỉ hướng ngoại tìm tam thân Phật mà chẳng thấy tự thân có tam thân Phật. Các ngươi hãy nghe, nay ta khiến các ngươi ngay nơi tự thân được thấy tự tánh có tam thân Phật; tam thân Phật này từ tự tánh sanh ra, chẳng từ bên ngoài mà được.

Sao gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân Phật? Người đời tánh vốn thanh tịnh, vạn pháp từ tự tánh sanh khởi. Suy lường điều ác tức sanh hạnh ác, suy lường điều thiện tức sanh hạnh lành. Như vậy các pháp ở trong tự tánh như trời thường trong, mặt trời mặt trăng thường sáng; vì bị mây đen che khuất nên trên sáng dưới tối; thoạt được gió thổi mây tan, trên dưới đều sáng, vạn tượng đều hiện. Người đời tánh hay phù du lơ lửng như mây trên trời. Thiện tri thức, trí như mặt trời, huệ như mặt trăng, trí huệ thường sáng; vì chấp cảnh bên ngoài, nên bị vọng niệm mây đen che khuất, tự tánh chẳng được sáng tỏ. Nếu gặp được thiện tri thức, nghe được Chánh Pháp, tự trừ mê vọng, trong ngoài đều sáng, vạn pháp đều hiện nơi tự tánh: người Kiến Tánh cũng vậy. Ðây gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân Phật.

Thiện tri thức, tự tâm quy y tự tánh tức là quy y Chơn Phật. Tự Quy Y tức là trong tự tánh trừ sạch những tâm bất thiện, tâm ganh tỵ, tâm quanh co, tâm chấp ngã, tâm cuồng vọng, tâm khinh mạn, tâm tà kiến, tâm cống cao và tất cả những hạnh bất thiện. Thường tự thấy lỗi mình, chẳng nói tốt xấu của người, ấy là Tự Quy Y. Thường phải hạ mình, cung kính mọi người, tức là Kiến Tánh, thông đạt chẳng còn trệ ngại, ấy là Tự Quy Y.

Sao gọi là Thiên Bá Ức Hóa Thân Phật? Nếu chẳng nghĩ muôn pháp, tánh vốn như hư không. Một niệm suy lường gọi là biến hoá: Suy lường điều ác tức hoá ra địa ngục, suy lường việc thiện hoá ra thiên đàng, độc hại hoá ra rắn rồng, từ bi hoá ra Bồ Tát, trí huệ hoá ra tam thiện đạo, ngu si hoá ra tam ác đạo. Tự tánh biến hoá rất nhiều, kẻ mê chẳng thể tỉnh giác, niệm niệm khởi ác, thường đi trên đường ác, hễ nhất niệm hồi tâm hướng thiện, trí huệ liền sanh, đây gọi là Tự Tánh Hóa Thân Phật.

Sao gọi là Viên Mãn Báo Thân Phật? Ví như một ngọn đèn trừ được ngàn năm đen tối, một niệm trí huệ diệt được muôn năm ngu mê. Chớ nghĩ việc xưa, đã qua thì bất khả đắc, thường nghĩ về sau, niệm niệm viên tròn sáng tỏ, tự thấy bản tánh, thiện ác dù khác, tánh vốn bất nhị, tánh bất nhị gọi là thật tánh, ở trong thật tánh chẳng nghĩ thiện ác, đây gọi là Viên Mãn Báo Thân Phật.

Tự tánh khởi một niệm ác, liền diệt vạn kiếp thiện nhân, tự tánh khởi một niệm thiện, liền dứt hằng sa ác nghiệp, thẳng đến Vô Thượng Bồ Ðề. Niệm niệm tự thấy chẳng mất bản niệm gọi là Báo Thân Phật. Thiện tri thức, từ Pháp Thân suy lường tức là Hóa Thân Phật; niệm niệm tự tánh tự thấy tức là Báo Thân Phật; tự ngộ tự tu tự tánh công đức là Chơn Quy Y. Da thịt này là sắc thân, sắc thân là nhà trọ, chẳng thể Quy Y được. Hễ ngộ được tự tánh tam thân, tức nhận được tự tánh Phật.

Quy Y Tự Tánh Tam Bảo


Quy Y Giác: lưỡng túc tôn. Quy Y Chánh: ly dục tôn. Quy Y Tịnh: chúng trung tôn.

Từ nay trở đi, xưng Giác làm Thầy, trọn chẳng quy y tà ma ngoại đạo, dùng Tự Tánh Tam Bảo thường tự chứng minh. Khuyên các thiện tri thức, nên Quy Y Tự Tánh Tam Bảo: Phật tức là Giác, Pháp tức là Chánh, Tăng tức là Tịnh.

Tự tâm quy y Giác: thì tà mê chẳng sanh, thiểu dục tri túc, hay lìa tài sắc, gọi là Lưỡng Túc Tôn.
Tự tâm quy y Chánh: niệm niệm chẳng tà kiến, vì chẳng tà kiến nên chẳng có nhơn ngã, cống cao, tham ái, chấp trước, gọi là Ly Dục Tôn.
Tự tâm quy y Tịnh, tự tánh đối với tất cả cảnh giới trần lao ái dục đều chẳng nhiễm trước, gọi là Chúng Trung Tôn.

Nếu tu hạnh này là tự quy y. Phàm phu chẳng hiểu, từ sáng đến tối thọ tam quy y, nếu nói quy y Phật, Phật ở chỗ nào? Nếu chẳng thấy Phật thì dựa vào đâu mà quy y? Nói lại thành vọng. Thiện tri thức, mọi người hãy xem xét kỹ, chớ lầm dụng tâm, trong Kinh rõ ràng nói là quy y tự tánh Phật, chẳng có nói quy y tha Phật. Tự tánh Phật, chẳng quy y thì đâu còn chỗ nào để quy y nữa! Nay đã tự ngộ, mỗi mỗi đều phải quy y Tự Tánh Tam Bảo, bên trong tự sửa tâm tánh, bên ngoài kính mến mọi người, tức là Tự Quy Y vậy.

Tự Tánh Năm Loại Nhan


Việc cúng hương, nào phải hương hình tướng của thế gian, mà chính là hương của pháp thân, năm loại hương này, gọi là hương tối thượng, thế gian không gì sánh được. Khi Phật còn tại thế, Đức Phật dạy các đệ tử lấy lửa trí tuệ đốt năm loại hương báu này để dâng cúng chư Phật mười phương. Chúng sanh ngày nay không rõ nghĩa chân thật của Như lai, đem lửa ngoài đốt gỗ trầm của thế tục, xông thứ hương vật chất lên mong phước cầu thánh, thì sao được ư?

1: Giới Hương: Tức trong tự tâm chẳng quấy chẳng ác, chẳng ganh tỵ, chẳng tham sân, chẳng cướp hại gọi là Giới Hương.
2: Định Hương: Thấy những cảnh tướng thiện ác tự tâm chẳng loạn, gọi là Định Hương.
3: Huệ Hương: Tự tâm vô ngại, thường dùng trí huệ chiếu soi tự tánh, chẳng tạo điều ác, dù tu nhiều thiện mà tâm chẳng chấp trước, kính trên mến dưới, thương xót kẻ cô đơn nghèo nàn, gọi là Huệ Hương.
4: Giải Thoát Hương: Tự tâm chẳng phan duyên, chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, tự tại vô ngại, gọi là Giải Thoát Hương.
5: Giải Thoát Tri Kiến Hương: Tự tâm đã chẳng phan duyên thiện ác, chớ nên trầm không trệ tịch, phải tu học pháp tối thượng thừa, nhận tự bản tâm, thông đạt lý Phật, hạ mình để tiếp người, vô nhơn vô ngã, thẳng đến Bồ đề, chơn tánh chẳng đổi gọi là Giải Thoát Tri Kiến Hương.

Quý vị, năm loại hương này mỗi người tự huân tập trong tâm, chớ tìm bên ngoài vô ít.

Tín Tâm Minh



  1. Đạo cùng tột chẳng có gì khó, chỉ vì phân biệt mới thành khó.

  2. Chỉ đừng yêu ghét thì rõ ràng minh bạch.

  3. Xê xích mảy may, cách xa trời đất.

  4. Muốn được tự tánh hiện tiền, chớ còn tập khí thuận nghịch.

  5. Thuận nghịch tranh nhau, ấy là tâm bệnh.

  6. Chẳng biết huyền chỉ, uổng công niệm tịnh.

  7. Tròn đồng thái hư, không thiếu không dư.

  8. Bởi do thủ xả, cho nên bất như (như là đúng như tự tánh).

  9. Đừng theo nơi có, chớ trụ nơi không.

  10. Trọn một bình đẳng, tuyệt nhiên tự sạch.

  11. Ngăn động trở về tịnh, tịnh ấy càng thêm động.

  12. Hễ kẹt hai bên, đâu biết vốn một.

  13. Vốn một chẳng thông, thì đặt ra hai chỗ là uổng công.

  14. Trừ bỏ Có thì kẹt nơi Có, đuổi theo KHÔNG lại trái với KHÔNG.

  15. Nói nhiều lo nhiều, càng chẳng tương ưng.

  16. Bặt nói bặt lo, chỗ nào cũng thông.

  17. Trở về cội gốc thì được ý chỉ, đuổi theo chiếu soi lại mất bản tông.

  18. Phản chiếu chốc lát, hơn cả KHÔNG kia.

  19. Không kia chuyển biến, đều do vọng kiến.

  20. Chẳng cần cầu chơn, chỉ cần dứt kiến (tri kiến)

  21. Nhị kiến đối đãi chẳng trụ, chớ nên đuổi theo để tìm.

  22. Vừa có thị phi, thì lăng xăng lạc mất bản tâm.

  23. Hai do một mà có, một cũng đừng nên giữ.

  24. Một tâm chẳng sanh khởi, muôn pháp chẳng đúng sai.

  25. Chẳng đúng sai thì chẳng phải pháp, cũng chẳng sanh cái tâm chấp "chẳng phải tâm".

  26. Năng theo cảnh diệt, cảnh theo năng mất.

  27. Cảnh do năng thành cảnh, năng do cảnh thành năng.

  28. Muốn biết "hai đoạn", vốn là "một-không".

  29. Nói một cái KHÔNG đã đồng với hai, một và hai cùng bao hàm vạn tượng.

  30. Chẳng thấy tinh tế thô sơ, đâu có thiên lệch một bên.

  31. Bản thể đại đạo rộng khắp hư không, chẳng có khó dễ đối đãi.

  32. Sự thấy nhỏ hẹp có chút hồ nghi, muốn gấp lại càng trễ.

  33. Chấp thật thì lạc mất tông chỉ, ắt phải rơi vào đường tà.

  34. Buông thì bản thể tự nhiên, vốn chẳng có đi và ở. (Buông : vô trụ).

  35. Tự tánh là đạo, vốn chẳng phiền não.

  36. Nổi niệm thì bị niệm buộc, thành trái với chơn không niệm thì hôn trầm chẳng tốt.

  37. Tốt xấu không nên nhọc tinh thần, đâu cần phân biệt sơ hay thân.

  38. Muốn chứng lấy Nhất Phật Thừa, chớ nên chán ghét lục trần.

  39. Chẳng cho lục trần là tốt hay xấu, thì đồng như chánh giác.

  40. Người trí tự tại vô tác, kẻ ngu dụng tâm tự trói.

  41. Pháp chẳng là pháp, vọng tự chấp trước cho là pháp.

  42. Đem tâm dụng tâm, há chẳng phải lầm lớn.

  43. Mê sanh tịch lặng và tán loạn, ngộ chẳng tốt, xấu, yêu, ghét.

  44. Tất cả nhị biên đối đãi đều do đo lường suy toán.

  45. Việc mộng huyễn như hoa đốm trên không, đâu cần nắm bắt cho mệt nhọc!

  46. Đắc, thất, thị, phi, đồng thời buông bỏ.

  47. Mắt nếu chẳng ngủ, chiêm bao tự dứt.

  48. Nếu tâm chẳng cho là có khác, thì muôn pháp chỉ là một "NHƯ".

  49. Một chữ "NHƯ" thể tánh huyền diệu, cùng tột bình đẳng, bặt nhân duyên đối đãi.

  50. Muôn pháp cùng quán một lượt, tất cả trở về tự nhiên.

  51. Bặt hết lý giải, chẳng thể thí dụ.

  52. Ngưng động chẳng phải tịnh, động ngưng cũng chẳng phải ngưng.

  53. Hai đã chẳng thành, một làm sao có.

  54. Cùng tột cứu cánh, chẳng còn qui tắc.

  55. Khế hợp bản tâm thì tất cả bình đẳng, năng tác sở tác đều tự dứt.

  56. Hồ nghi dứt sạch, chánh tín vững chắc.

  57. Tất cả chẳng lưu giữ thì không thể ghi nhớ.

  58. Rổng sáng tự chiếu soi, chẳng lao nhọc tâm lực.

  59. Chỗ lìa suy nghĩ, tình thức khó lường.

  60. Chơn như Pháp Giới, chẳng người chẳng mình.

  61. Gấp muốn tương ưng, chỉ nói bất nhị.

  62. Bất Nhị chẳng phải đồng, Nhị mới có bao gồm.

  63. Người trí mười phương, đều vào tông này.

  64. Tông chỉ chẳng có ngắn dài, muôn năm một niệm, niệm muôn năm.

  65. Chẳng phải có chỗ, chẳng phải không chỗ, mười phương hư không, chính là trước mắt.

  66. Cực nhỏ đồng lớn, quên hẳn cảnh giới.

  67. Cực lớn đồng nhỏ, chẳng thấy bờ mé.

  68. Có tức là không, không tức là có.

  69. Nếu chẳng như thế, ắt chẳng cần giữ.

  70. Một là tất cả, tất cả là một.

  71. Nếu được như thế, lo gì chẳng xong.

  72. Tin tự tâm là bất nhị, bất nhị phải tin tự tâm.

  73. Đường ngôn ngữ chấm dứt, chẳng phải quá khứ hiện tại vị lai.

Tín Tâm Minh



  1. Đạo cùng tột chẳng có gì khó, chỉ vì phân biệt mới thành khó.

  2. Chỉ đừng yêu ghét thì rõ ràng minh bạch.

  3. Xê xích mảy may, cách xa trời đất.

  4. Muốn được tự tánh hiện tiền, chớ còn tập khí thuận nghịch.

  5. Thuận nghịch tranh nhau, ấy là tâm bệnh.

  6. Chẳng biết huyền chỉ, uổng công niệm tịnh.

  7. Tròn đồng thái hư, không thiếu không dư.

  8. Bởi do thủ xả, cho nên bất như (như là đúng như tự tánh).

  9. Đừng theo nơi có, chớ trụ nơi không.

  10. Trọn một bình đẳng, tuyệt nhiên tự sạch.

  11. Ngăn động trở về tịnh, tịnh ấy càng thêm động.

  12. Hễ kẹt hai bên, đâu biết vốn một.

  13. Vốn một chẳng thông, thì đặt ra hai chỗ là uổng công.

  14. Trừ bỏ Có thì kẹt nơi Có, đuổi theo KHÔNG lại trái với KHÔNG.

  15. Nói nhiều lo nhiều, càng chẳng tương ưng.

  16. Bặt nói bặt lo, chỗ nào cũng thông.

  17. Trở về cội gốc thì được ý chỉ, đuổi theo chiếu soi lại mất bản tông.

  18. Phản chiếu chốc lát, hơn cả KHÔNG kia.

  19. Không kia chuyển biến, đều do vọng kiến.

  20. Chẳng cần cầu chơn, chỉ cần dứt kiến (tri kiến)

  21. Nhị kiến đối đãi chẳng trụ, chớ nên đuổi theo để tìm.

  22. Vừa có thị phi, thì lăng xăng lạc mất bản tâm.

  23. Hai do một mà có, một cũng đừng nên giữ.

  24. Một tâm chẳng sanh khởi, muôn pháp chẳng đúng sai.

  25. Chẳng đúng sai thì chẳng phải pháp, cũng chẳng sanh cái tâm chấp "chẳng phải tâm".

  26. Năng theo cảnh diệt, cảnh theo năng mất.

  27. Cảnh do năng thành cảnh, năng do cảnh thành năng.

  28. Muốn biết "hai đoạn", vốn là "một-không".

  29. Nói một cái KHÔNG đã đồng với hai, một và hai cùng bao hàm vạn tượng.

  30. Chẳng thấy tinh tế thô sơ, đâu có thiên lệch một bên.

  31. Bản thể đại đạo rộng khắp hư không, chẳng có khó dễ đối đãi.

  32. Sự thấy nhỏ hẹp có chút hồ nghi, muốn gấp lại càng trễ.

  33. Chấp thật thì lạc mất tông chỉ, ắt phải rơi vào đường tà.

  34. Buông thì bản thể tự nhiên, vốn chẳng có đi và ở. (Buông : vô trụ).

  35. Tự tánh là đạo, vốn chẳng phiền não.

  36. Nổi niệm thì bị niệm buộc, thành trái với chơn không niệm thì hôn trầm chẳng tốt.

  37. Tốt xấu không nên nhọc tinh thần, đâu cần phân biệt sơ hay thân.

  38. Muốn chứng lấy Nhất Phật Thừa, chớ nên chán ghét lục trần.

  39. Chẳng cho lục trần là tốt hay xấu, thì đồng như chánh giác.

  40. Người trí tự tại vô tác, kẻ ngu dụng tâm tự trói.

  41. Pháp chẳng là pháp, vọng tự chấp trước cho là pháp.

  42. Đem tâm dụng tâm, há chẳng phải lầm lớn.

  43. Mê sanh tịch lặng và tán loạn, ngộ chẳng tốt, xấu, yêu, ghét.

  44. Tất cả nhị biên đối đãi đều do đo lường suy toán.

  45. Việc mộng huyễn như hoa đốm trên không, đâu cần nắm bắt cho mệt nhọc!

  46. Đắc, thất, thị, phi, đồng thời buông bỏ.

  47. Mắt nếu chẳng ngủ, chiêm bao tự dứt.

  48. Nếu tâm chẳng cho là có khác, thì muôn pháp chỉ là một "NHƯ".

  49. Một chữ "NHƯ" thể tánh huyền diệu, cùng tột bình đẳng, bặt nhân duyên đối đãi.

  50. Muôn pháp cùng quán một lượt, tất cả trở về tự nhiên.

  51. Bặt hết lý giải, chẳng thể thí dụ.

  52. Ngưng động chẳng phải tịnh, động ngưng cũng chẳng phải ngưng.

  53. Hai đã chẳng thành, một làm sao có.

  54. Cùng tột cứu cánh, chẳng còn qui tắc.

  55. Khế hợp bản tâm thì tất cả bình đẳng, năng tác sở tác đều tự dứt.

  56. Hồ nghi dứt sạch, chánh tín vững chắc.

  57. Tất cả chẳng lưu giữ thì không thể ghi nhớ.

  58. Rổng sáng tự chiếu soi, chẳng lao nhọc tâm lực.

  59. Chỗ lìa suy nghĩ, tình thức khó lường.

  60. Chơn như Pháp Giới, chẳng người chẳng mình.

  61. Gấp muốn tương ưng, chỉ nói bất nhị.

  62. Bất Nhị chẳng phải đồng, Nhị mới có bao gồm.

  63. Người trí mười phương, đều vào tông này.

  64. Tông chỉ chẳng có ngắn dài, muôn năm một niệm, niệm muôn năm.

  65. Chẳng phải có chỗ, chẳng phải không chỗ, mười phương hư không, chính là trước mắt.

  66. Cực nhỏ đồng lớn, quên hẳn cảnh giới.

  67. Cực lớn đồng nhỏ, chẳng thấy bờ mé.

  68. Có tức là không, không tức là có.

  69. Nếu chẳng như thế, ắt chẳng cần giữ.

  70. Một là tất cả, tất cả là một.

  71. Nếu được như thế, lo gì chẳng xong.

  72. Tin tự tâm là bất nhị, bất nhị phải tin tự tâm.

  73. Đường ngôn ngữ chấm dứt, chẳng phải quá khứ hiện tại vị lai.

Bịnh Khoái Làm Thầy



Sau khi tui rõ ràng được kiến văn giác tri, nhất niệm vô minh, và vô thỉ vô minh 1 cách tuyệt đối, tui thấy sự sai lầm của người ta khi hành trì, làm như vậy có ổn không?
Đáp: không nên, vì bạn vẩn chưa phá bỏ được màng vô thỉ vô minh, bạn hành sữ như thế, bạn đã rơi vào tịnh duyên của nhất niệm vô minh. Còn các vị đã kiến tánh vì từ bi không nỡ thấy bạn sai lầm nên mới chỉ chổ sai lầm để bạn chỉnh lại. Hãy nhớ kỹ khi chưa phá được màng vô thỉ vô minh, vội thấy lỗi người, lỗi mình ngay đó sẳn có, mình với họ cũng 1 phe mà thôi.


Thứ Năm, 8 tháng 1, 2009

Thân Trung Ấm

Trí óc của bạn từ đâu có? Nó có từ thân Trung Ấm , thân Trung Ấm không do cha mẹ sanh ra, nhưng nó lại là nguồn góc của sanh tử luân hồi, từ thời vô thỉ cho đến nay.

Muốn thấy được Trung Ấm thân, không khó, bạn hãy chọn 1 chổ yên tịnh, ngưng nghĩ hết tất cả các vọng niệm, khi vọng niệm đã được ngưng nghĩ, cái chổ thanh thanh tịnh tịnh ấy chỉ còn tri giác không vọng niệm chính là Trung Ấm thân.

Nên cổ đức thường có câu: Sao người học đạo chẳng biết chơn? Chỉ vì xưa nay nhận thức thần (thân Trung Ấm), nguồi gốc sanh tử từ vô thỉ, si mê cho là bổn lai nhơn (Phật tánh) ” Ý nói, người tu lầm nhận thân Trung Ấm là bản lai diện mục (Phật tánh) của mình.

Khi chúng ta chết thì sẽ không còn trí óc nữa, vì thân Trung Ấm đã ra khỏi thân xác này, tuy thân Trung Ấm không có tay, mắt, mũi, miện, thân và ý, nhưng nó lại có kiến văn giác tri, ngươi tàu gọi là thân trung ấm, phạn ngữ là A Lai Dạ Thức, muốn tìm tự tánh ngay đây mà tìm.

Khi thân Trung Ấm lìa khỏi xác thân này, nó sẽ mù mịch không tự chủ, lúc đó nó sẽ nương vào nghiệp thức làm chủ thể. Nên có câu: "mọi thứ bỏ lại hết, duy chỉ nghiệp mang theo".

Khi thân Trung Ấm ra khỏi xác thân, trong vòng 49 ngày phải đi đầu thai, nó sẽ căn bản lên 1 kiếp trước hoặc 2, 3 kiếp trước, coi coi chủng tử nghiệp thức nào chính mùi, thì theo đó mà thọ sanh, nhân nào quả ấy.

Vọng niệm nặng nhất không ngoài dâm dục, dâm dục nặng sẽ quyết định giống cái, dâm dục nhẹ, sẽ quyết định giống đực. nên kinh nói: dâm dục là mạng căn của chúng sanh.

Quá trình vô bào thai của người mẹ, không ngoài ngũ uẩn, khi duyên đầu thai đến sẽ theo nghiệp lực chi phói thọ sanh, khi thấy giống đực giống cái giao cấu với nhau (Sắc), chấp nhận chuyện giao cấu này (Thọ), khỡi tâm động niệm (Tưởng), tham gia vào đó (Hành), khi tham gia rồi sẽ lọt vào bào thai (Thức), sẽ thành nghiệp thức của chúng sanh.