Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2009

Ưng Vô Sở Trụ


Tức tâm là Phật, trên từ chư Phật, dưới đến sâu bọ hàm linh đều có Phật tánh, đồng một tâm thể, nên Tổ Đạt Ma từ Ấn Độ đến chỉ truyền một tâm pháp, chỉ thẳng tất cả chúng sanh vốn là Phật, chẳng nhờ tu hành, chỉ cần nhận lấy tự tâm, thấy tự bản tánh, chớ nên tìm cầu cái khác. Thế nào là nhận lấy tự tâm? Cũng như cái hiện đang nói năng chính là tâm ngươi, nếu chẳng nói năng lại chẳng tác dụng thì tâm thể giống như hư không, chẳng có tướng mạo cũng chẳng phương sở cũng chẳng phải tuyệt không có, vì có mà chẳng thể thấy, nên Tổ Sư nói :"Tâm địa tức chân tánh, chẳng đầu cũng chẳng đuôi, ứng duyên mà giáo hóa, phương tiện gọi là trí". Nếu khi chẳng ứng duyên chẳng thể nói hay không, đang khi ứng duyên cũng chẳng dấu tích, đã biết như thế nay chỉ cần đi theo đường vô trụ của chư Phật. Kinh nói :"Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm".

Tất cả chúng sanh dùng ý căn phan duyên tạo tác, trôi lăn trong lục đạo, sanh tử luân hồi chẳng ngừng, uổng chịu đủ thứ khổ như Duy Ma Cật nói :"Người khó hóa độ tâm như con khỉ phải dùng bao nhiêu thứ pháp kềm chế tâm họ rồi mới điều phục được". Nên nói tâm sanh thì mỗi mỗi pháp sanh, tâm diệt thì mỗi mỗi pháp diệt. Phải biết tất cả các pháp từ trời, người, a tu la cho đến dịa ngục, lục đạo đều do tâm tạo, nay chỉ cần học Vô Tâm, các duyên bỗng ngưng, chớ sanh vọng tưởng phân biệt, vô nhân vô ngã vô tham sân, vô yêu ghét, vô thắng bại. Chỉ cần trừ bỏ đủ thứ vọng tưởng, bản tánh vốn tự thanh tịnh, tức là tu hành đúng theo Phật pháp, Bồ Đề v.v... Nếu chẳng ngộ ý này dẫu cho ngươi siêng năng học rộng, khổ hạnh tu tập, ăn mặc cực khổ mà chẳng nhận thức tự tâm đều gọi là hạnh tà, đều thành thiên ma ngoại đạo, thủy lục chư thần. Tu hành như thế có ích lợi gì!


Người thường cho là cảnh chướng ngại tâm, sự chướng ngại lý, cứ muốn tránh cảnh để an tâm, bỏ sự để lập lý, chẳng biết thực ra là tâm chướng ngại cảnh, lý chướng ngại sự. Hễ khiến tâm không thì cảnh tự không, hễ cho lý tịch thì sự tự tịch, chớ nên dụng tâm điên đảo vậy. Nhiều người thường chẳng chịu cho tâm không vì e sợ đọa nơi rỗng không, chẳng biết tự tâm vốn không. Kẻ ngu trừ sự chẳng trừ tâm, người trí trừ tâm chẳng trừ sự.

Truyền Tâm Pháp Yếu


Chư Phật với tất cả chúng sanh chỉ là một tâm, chẳng có pháp khác. Tâm này từ vô thủy đến nay chưa từng sanh chưa từng diệt, chẳng xanh chẳng vàng, vô hình vô tướng, chẳng thuộc hữu vô, chẳng phải mới cũ, không dài không ngắn, không lớn không nhỏ, siêu việt tất cả hạn lượng, tên gọi, dấu tích, đối đãi. Vật nào ngay bản thể đó là phải, động niệm liền sai. Cũng như hư không chẳng có biên giới, chẳng thể đo lường, chỉ một tâm này tức là Phật. Phật với chúng sanh chẳng có sai biệt mà chúng sanh thì chấp tướng hướng ngoại tìm cầu. Tìm cầu trở thành lạc lối, đem Phật tìm Phật, dùng tâm bắt tâm, trọn đời suốt kiếp cũng chẳng đắc được. chẳng biết ngưng niệm dứt tưởng thì Phật tự hiện tiền. Tâm này tức là Phật, Phật tức là chúng sanh, lúc làm chúng sanh tâm này chẳng bớt, lúc làm chư Phật tâm này chẳng thêm, cho đến lục độ vạn hạnh hằng sa công đức vốn tự đầy đủ, chẳng nhờ tu tập. Gặp duyên thì làm hết duyên thì thôi. Nếu chẳng quả quyết tin tự tâm Phật này mà muốn chấp tướng tu hành để cầu công dụng đều là vọng tưởng, đều trái với đạo. Tâm này tức là Phật chẳng còn Phật khác, cũng chẳng tâm khác. Tâm này sáng tỏ trong sạch như hư không chẳng có tướng mạo. Nếu cử tâm động niệm liền trái pháp thể, gọi là chấp tướng. Từ vô thủy đến nay chẳng có Phật chấp tướng. Nếu tu lục độ vạn hạnh muốn cầu thành Phật tức là thứ lớp. Từ vô thủy đến nay chẳng có Phật thứ lớp. Hễ ngộ được tâm này thì không có một mảy may pháp để đắc, ấy tức là chân Phật, Phật với chúng sanh tất cả không khác. Cũng như hư không chẳng tạp nhiễm chẳng hủy hoại, như mặt trời chiếu khắp bốn thiên hạ, khi mặt trời lên sáng khắp thiên hạ, hư không chưa từng sáng, khi mặt trời lặn tối khắp thiên hạ, hư không chưa từng tối. Cái cảnh sáng tối tự đoạt lẫn nhau mà tánh của hư không thì rõ ràng chẳng biến đổi. Phật và chúng sanh tâm cũng như thế.

Nếu xem tướng Phật cho là thanh tịnh, quang minh, giải thoát, xem tướng chúng sanh cho là ô trược, ám muội, sanh tử, nếu hiểu theo như thế thì trải qua hằng sa kiếp cũng chẳng đắc bồ đề, tại vì chấp tướng. Thực ra chỉ có một tâm này, không có một chút pháp bằng vi trần cho mình đắc được. Tức tâm là Phật, người học đạo đời nay chẳng ngộ tâm thể này, cứ ở nơi tâm sanh tâm, hướng bên ngoài cầu Phật, chấp theo tướng tu hành, đều là pháp tà chẳng phải đạo bồ đề.

Nói cúng dường mười phương chư Phật không bằng cúng dường một đạo nhân vô tâm. Tại sao? Kẻ vô tâm là vô tất cả tâm, chẳng phải tuyệt không. Cái bản thể như như bên trong như gỗ đá chẳng lay chẳng động, bên ngoài như hư không chẳng nghẽn chẳng ngại, vô năng sở, vô phương sở, vô tướng mạo, vô đắc thất. Kẻ tu chẳng dám vào pháp này, e sợ đọa vào rỗng không chẳng chỗ đứng chân,nên cảm thấy khó, rồi lui sụt. Trái lại đều rộng cầu tri kiến, cho nên kẻ cầu tri kiến thì rất nhiều, kẻ ngộ đạo thì rất ít.

Pháp Môn Định Huệ



Lục Tổ dạy chúng rằng: Thiện tri thức, pháp môn này lấy Định Huệ làm gốc. Các ngươi chớ lầm rằng Định với Huệ có khác; Định Huệ vốn nhất thể, chẳng phải là hai. Ðịnh là thể của Huệ, Huệ là dụng của Ðịnh, ngay trong lúc Huệ có Định, ngay trong lúc Định có Huệ, thấu được nghiã này tức là Định Huệ đồng nhau. Các ngươi học đạo chớ cho là trước phát Định sau phát Huệ, hay trước Huệ sau Định có khác, kiến giải như vậy thành ra pháp có nhị tướng. Miệng tuy nói lành mà trong tâm chẳng lành, tuy có Định Huệ mà Định Huệ chẳng đồng nhau. Nếu tâm miệng đều lành, trong ngoài nhất thể, tức là Định Huệ đồng nhau. Tự ngộ tu hành, chẳng nên tranh biện, nếu tranh giành trước sau thì đồng với kẻ mê, chẳng dứt hơn thua, lại thêm ngã chấp, chẳng lià được tứ tướng (nhơn, ngã, chúng sanh, thọ giả).

Thiện tri thức, Định Huệ ví như cái gì? Như đèn và ánh sáng: có đèn thì sáng, không đèn thì tối; đèn là thể của sáng, sáng là dụng của đèn, tên tuy có hai, thể vốn là một, pháp Định Huệ cũng vậy. Sư dạy chúng rằng: Thiện tri thức, nói nhất hạnh tam muội, là ở tất cả mọi nơi đi đứng nằm ngồi thường hành trực tâm. Kinh Duy Ma Cật nói: Trực tâm là đạo tràng, trực tâm là tịnh độ. Chớ nên tâm hạnh quanh co, miệng thì nói trực, nói nhất hạnh tam muội mà chẳng hành trực tâm. Người hành trực tâm, đối với tất cả pháp chẳng nên chấp trước. Kẻ mê chấp pháp tướng, chấp nhất hạnh tam muội, cứ nói ngồi yên chẳng động, vọng chẳng khởi nơi tâm tức là nhất hạnh tam muội; kiến giải như vậy đồng với vô tình, đó là nhân duyên chướng đạo.

Lục Tổ dạy chúng rằng: Thiện tri thức, đạo cần phải linh động, chớ nên làm cho ngăn trệ. Tâm chẳng trụ pháp thì đạo được linh động, tâm nếu trụ pháp, gọi là tự trói. Nếu nói ngồi yên chẳng động là đúng, chỉ như Xá Lợi Phất tĩnh tọa trong rừng lại bị Duy Ma Cật quở. Thiện tri thức, lại có kẻ dạy người lấy ngồi làm công phu, khán tâm quán tịnh, chẳng khởi chẳng động, kẻ mê chẳng hiểu, bèn chấp ngồi thành bệnh, nhiều người truyền dạy nhau như vậy, thật là lầm lỗi lớn!

Tam Thân Tự Tánh Phật


Thiện tri thức, đã quy y Tự Tánh Tam Bảo, xong các ngươi chú tâm, nghe ta nói Nhất Thể Tam Thân Tự Tánh Phật, khiến các ngươi đều rõ ràng thấy tam thân Phật, tự ngộ tự tánh.

Nơi tự sắc thân Quy y Thanh Tịnh Pháp Thân Phật. Nơi tự sắc thân Quy y Thiên Bá Ức Hóa Thân Phật. Nơi tự sắc thân Quy y Viên Mãn Báo Thân Phật.

Thiện tri thức, sắc thân là nhà trọ, chẳng thể nói quy y được. Xưa nay tam thân Phật ở trong tự tánh mọi người đều sẵn có, tại tâm mê nên chẳng thấy tánh bên trong, chỉ hướng ngoại tìm tam thân Phật mà chẳng thấy tự thân có tam thân Phật. Các ngươi hãy nghe, nay ta khiến các ngươi ngay nơi tự thân được thấy tự tánh có tam thân Phật; tam thân Phật này từ tự tánh sanh ra, chẳng từ bên ngoài mà được.

Sao gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân Phật? Người đời tánh vốn thanh tịnh, vạn pháp từ tự tánh sanh khởi. Suy lường điều ác tức sanh hạnh ác, suy lường điều thiện tức sanh hạnh lành. Như vậy các pháp ở trong tự tánh như trời thường trong, mặt trời mặt trăng thường sáng; vì bị mây đen che khuất nên trên sáng dưới tối; thoạt được gió thổi mây tan, trên dưới đều sáng, vạn tượng đều hiện. Người đời tánh hay phù du lơ lửng như mây trên trời. Thiện tri thức, trí như mặt trời, huệ như mặt trăng, trí huệ thường sáng; vì chấp cảnh bên ngoài, nên bị vọng niệm mây đen che khuất, tự tánh chẳng được sáng tỏ. Nếu gặp được thiện tri thức, nghe được Chánh Pháp, tự trừ mê vọng, trong ngoài đều sáng, vạn pháp đều hiện nơi tự tánh: người Kiến Tánh cũng vậy. Ðây gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân Phật.

Thiện tri thức, tự tâm quy y tự tánh tức là quy y Chơn Phật. Tự Quy Y tức là trong tự tánh trừ sạch những tâm bất thiện, tâm ganh tỵ, tâm quanh co, tâm chấp ngã, tâm cuồng vọng, tâm khinh mạn, tâm tà kiến, tâm cống cao và tất cả những hạnh bất thiện. Thường tự thấy lỗi mình, chẳng nói tốt xấu của người, ấy là Tự Quy Y. Thường phải hạ mình, cung kính mọi người, tức là Kiến Tánh, thông đạt chẳng còn trệ ngại, ấy là Tự Quy Y.

Sao gọi là Thiên Bá Ức Hóa Thân Phật? Nếu chẳng nghĩ muôn pháp, tánh vốn như hư không. Một niệm suy lường gọi là biến hoá: Suy lường điều ác tức hoá ra địa ngục, suy lường việc thiện hoá ra thiên đàng, độc hại hoá ra rắn rồng, từ bi hoá ra Bồ Tát, trí huệ hoá ra tam thiện đạo, ngu si hoá ra tam ác đạo. Tự tánh biến hoá rất nhiều, kẻ mê chẳng thể tỉnh giác, niệm niệm khởi ác, thường đi trên đường ác, hễ nhất niệm hồi tâm hướng thiện, trí huệ liền sanh, đây gọi là Tự Tánh Hóa Thân Phật.

Sao gọi là Viên Mãn Báo Thân Phật? Ví như một ngọn đèn trừ được ngàn năm đen tối, một niệm trí huệ diệt được muôn năm ngu mê. Chớ nghĩ việc xưa, đã qua thì bất khả đắc, thường nghĩ về sau, niệm niệm viên tròn sáng tỏ, tự thấy bản tánh, thiện ác dù khác, tánh vốn bất nhị, tánh bất nhị gọi là thật tánh, ở trong thật tánh chẳng nghĩ thiện ác, đây gọi là Viên Mãn Báo Thân Phật.

Tự tánh khởi một niệm ác, liền diệt vạn kiếp thiện nhân, tự tánh khởi một niệm thiện, liền dứt hằng sa ác nghiệp, thẳng đến Vô Thượng Bồ Ðề. Niệm niệm tự thấy chẳng mất bản niệm gọi là Báo Thân Phật. Thiện tri thức, từ Pháp Thân suy lường tức là Hóa Thân Phật; niệm niệm tự tánh tự thấy tức là Báo Thân Phật; tự ngộ tự tu tự tánh công đức là Chơn Quy Y. Da thịt này là sắc thân, sắc thân là nhà trọ, chẳng thể Quy Y được. Hễ ngộ được tự tánh tam thân, tức nhận được tự tánh Phật.

Quy Y Tự Tánh Tam Bảo


Quy Y Giác: lưỡng túc tôn. Quy Y Chánh: ly dục tôn. Quy Y Tịnh: chúng trung tôn.

Từ nay trở đi, xưng Giác làm Thầy, trọn chẳng quy y tà ma ngoại đạo, dùng Tự Tánh Tam Bảo thường tự chứng minh. Khuyên các thiện tri thức, nên Quy Y Tự Tánh Tam Bảo: Phật tức là Giác, Pháp tức là Chánh, Tăng tức là Tịnh.

Tự tâm quy y Giác: thì tà mê chẳng sanh, thiểu dục tri túc, hay lìa tài sắc, gọi là Lưỡng Túc Tôn.
Tự tâm quy y Chánh: niệm niệm chẳng tà kiến, vì chẳng tà kiến nên chẳng có nhơn ngã, cống cao, tham ái, chấp trước, gọi là Ly Dục Tôn.
Tự tâm quy y Tịnh, tự tánh đối với tất cả cảnh giới trần lao ái dục đều chẳng nhiễm trước, gọi là Chúng Trung Tôn.

Nếu tu hạnh này là tự quy y. Phàm phu chẳng hiểu, từ sáng đến tối thọ tam quy y, nếu nói quy y Phật, Phật ở chỗ nào? Nếu chẳng thấy Phật thì dựa vào đâu mà quy y? Nói lại thành vọng. Thiện tri thức, mọi người hãy xem xét kỹ, chớ lầm dụng tâm, trong Kinh rõ ràng nói là quy y tự tánh Phật, chẳng có nói quy y tha Phật. Tự tánh Phật, chẳng quy y thì đâu còn chỗ nào để quy y nữa! Nay đã tự ngộ, mỗi mỗi đều phải quy y Tự Tánh Tam Bảo, bên trong tự sửa tâm tánh, bên ngoài kính mến mọi người, tức là Tự Quy Y vậy.

Tự Tánh Năm Loại Nhan


Việc cúng hương, nào phải hương hình tướng của thế gian, mà chính là hương của pháp thân, năm loại hương này, gọi là hương tối thượng, thế gian không gì sánh được. Khi Phật còn tại thế, Đức Phật dạy các đệ tử lấy lửa trí tuệ đốt năm loại hương báu này để dâng cúng chư Phật mười phương. Chúng sanh ngày nay không rõ nghĩa chân thật của Như lai, đem lửa ngoài đốt gỗ trầm của thế tục, xông thứ hương vật chất lên mong phước cầu thánh, thì sao được ư?

1: Giới Hương: Tức trong tự tâm chẳng quấy chẳng ác, chẳng ganh tỵ, chẳng tham sân, chẳng cướp hại gọi là Giới Hương.
2: Định Hương: Thấy những cảnh tướng thiện ác tự tâm chẳng loạn, gọi là Định Hương.
3: Huệ Hương: Tự tâm vô ngại, thường dùng trí huệ chiếu soi tự tánh, chẳng tạo điều ác, dù tu nhiều thiện mà tâm chẳng chấp trước, kính trên mến dưới, thương xót kẻ cô đơn nghèo nàn, gọi là Huệ Hương.
4: Giải Thoát Hương: Tự tâm chẳng phan duyên, chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, tự tại vô ngại, gọi là Giải Thoát Hương.
5: Giải Thoát Tri Kiến Hương: Tự tâm đã chẳng phan duyên thiện ác, chớ nên trầm không trệ tịch, phải tu học pháp tối thượng thừa, nhận tự bản tâm, thông đạt lý Phật, hạ mình để tiếp người, vô nhơn vô ngã, thẳng đến Bồ đề, chơn tánh chẳng đổi gọi là Giải Thoát Tri Kiến Hương.

Quý vị, năm loại hương này mỗi người tự huân tập trong tâm, chớ tìm bên ngoài vô ít.

Tín Tâm Minh



  1. Đạo cùng tột chẳng có gì khó, chỉ vì phân biệt mới thành khó.

  2. Chỉ đừng yêu ghét thì rõ ràng minh bạch.

  3. Xê xích mảy may, cách xa trời đất.

  4. Muốn được tự tánh hiện tiền, chớ còn tập khí thuận nghịch.

  5. Thuận nghịch tranh nhau, ấy là tâm bệnh.

  6. Chẳng biết huyền chỉ, uổng công niệm tịnh.

  7. Tròn đồng thái hư, không thiếu không dư.

  8. Bởi do thủ xả, cho nên bất như (như là đúng như tự tánh).

  9. Đừng theo nơi có, chớ trụ nơi không.

  10. Trọn một bình đẳng, tuyệt nhiên tự sạch.

  11. Ngăn động trở về tịnh, tịnh ấy càng thêm động.

  12. Hễ kẹt hai bên, đâu biết vốn một.

  13. Vốn một chẳng thông, thì đặt ra hai chỗ là uổng công.

  14. Trừ bỏ Có thì kẹt nơi Có, đuổi theo KHÔNG lại trái với KHÔNG.

  15. Nói nhiều lo nhiều, càng chẳng tương ưng.

  16. Bặt nói bặt lo, chỗ nào cũng thông.

  17. Trở về cội gốc thì được ý chỉ, đuổi theo chiếu soi lại mất bản tông.

  18. Phản chiếu chốc lát, hơn cả KHÔNG kia.

  19. Không kia chuyển biến, đều do vọng kiến.

  20. Chẳng cần cầu chơn, chỉ cần dứt kiến (tri kiến)

  21. Nhị kiến đối đãi chẳng trụ, chớ nên đuổi theo để tìm.

  22. Vừa có thị phi, thì lăng xăng lạc mất bản tâm.

  23. Hai do một mà có, một cũng đừng nên giữ.

  24. Một tâm chẳng sanh khởi, muôn pháp chẳng đúng sai.

  25. Chẳng đúng sai thì chẳng phải pháp, cũng chẳng sanh cái tâm chấp "chẳng phải tâm".

  26. Năng theo cảnh diệt, cảnh theo năng mất.

  27. Cảnh do năng thành cảnh, năng do cảnh thành năng.

  28. Muốn biết "hai đoạn", vốn là "một-không".

  29. Nói một cái KHÔNG đã đồng với hai, một và hai cùng bao hàm vạn tượng.

  30. Chẳng thấy tinh tế thô sơ, đâu có thiên lệch một bên.

  31. Bản thể đại đạo rộng khắp hư không, chẳng có khó dễ đối đãi.

  32. Sự thấy nhỏ hẹp có chút hồ nghi, muốn gấp lại càng trễ.

  33. Chấp thật thì lạc mất tông chỉ, ắt phải rơi vào đường tà.

  34. Buông thì bản thể tự nhiên, vốn chẳng có đi và ở. (Buông : vô trụ).

  35. Tự tánh là đạo, vốn chẳng phiền não.

  36. Nổi niệm thì bị niệm buộc, thành trái với chơn không niệm thì hôn trầm chẳng tốt.

  37. Tốt xấu không nên nhọc tinh thần, đâu cần phân biệt sơ hay thân.

  38. Muốn chứng lấy Nhất Phật Thừa, chớ nên chán ghét lục trần.

  39. Chẳng cho lục trần là tốt hay xấu, thì đồng như chánh giác.

  40. Người trí tự tại vô tác, kẻ ngu dụng tâm tự trói.

  41. Pháp chẳng là pháp, vọng tự chấp trước cho là pháp.

  42. Đem tâm dụng tâm, há chẳng phải lầm lớn.

  43. Mê sanh tịch lặng và tán loạn, ngộ chẳng tốt, xấu, yêu, ghét.

  44. Tất cả nhị biên đối đãi đều do đo lường suy toán.

  45. Việc mộng huyễn như hoa đốm trên không, đâu cần nắm bắt cho mệt nhọc!

  46. Đắc, thất, thị, phi, đồng thời buông bỏ.

  47. Mắt nếu chẳng ngủ, chiêm bao tự dứt.

  48. Nếu tâm chẳng cho là có khác, thì muôn pháp chỉ là một "NHƯ".

  49. Một chữ "NHƯ" thể tánh huyền diệu, cùng tột bình đẳng, bặt nhân duyên đối đãi.

  50. Muôn pháp cùng quán một lượt, tất cả trở về tự nhiên.

  51. Bặt hết lý giải, chẳng thể thí dụ.

  52. Ngưng động chẳng phải tịnh, động ngưng cũng chẳng phải ngưng.

  53. Hai đã chẳng thành, một làm sao có.

  54. Cùng tột cứu cánh, chẳng còn qui tắc.

  55. Khế hợp bản tâm thì tất cả bình đẳng, năng tác sở tác đều tự dứt.

  56. Hồ nghi dứt sạch, chánh tín vững chắc.

  57. Tất cả chẳng lưu giữ thì không thể ghi nhớ.

  58. Rổng sáng tự chiếu soi, chẳng lao nhọc tâm lực.

  59. Chỗ lìa suy nghĩ, tình thức khó lường.

  60. Chơn như Pháp Giới, chẳng người chẳng mình.

  61. Gấp muốn tương ưng, chỉ nói bất nhị.

  62. Bất Nhị chẳng phải đồng, Nhị mới có bao gồm.

  63. Người trí mười phương, đều vào tông này.

  64. Tông chỉ chẳng có ngắn dài, muôn năm một niệm, niệm muôn năm.

  65. Chẳng phải có chỗ, chẳng phải không chỗ, mười phương hư không, chính là trước mắt.

  66. Cực nhỏ đồng lớn, quên hẳn cảnh giới.

  67. Cực lớn đồng nhỏ, chẳng thấy bờ mé.

  68. Có tức là không, không tức là có.

  69. Nếu chẳng như thế, ắt chẳng cần giữ.

  70. Một là tất cả, tất cả là một.

  71. Nếu được như thế, lo gì chẳng xong.

  72. Tin tự tâm là bất nhị, bất nhị phải tin tự tâm.

  73. Đường ngôn ngữ chấm dứt, chẳng phải quá khứ hiện tại vị lai.

Tín Tâm Minh



  1. Đạo cùng tột chẳng có gì khó, chỉ vì phân biệt mới thành khó.

  2. Chỉ đừng yêu ghét thì rõ ràng minh bạch.

  3. Xê xích mảy may, cách xa trời đất.

  4. Muốn được tự tánh hiện tiền, chớ còn tập khí thuận nghịch.

  5. Thuận nghịch tranh nhau, ấy là tâm bệnh.

  6. Chẳng biết huyền chỉ, uổng công niệm tịnh.

  7. Tròn đồng thái hư, không thiếu không dư.

  8. Bởi do thủ xả, cho nên bất như (như là đúng như tự tánh).

  9. Đừng theo nơi có, chớ trụ nơi không.

  10. Trọn một bình đẳng, tuyệt nhiên tự sạch.

  11. Ngăn động trở về tịnh, tịnh ấy càng thêm động.

  12. Hễ kẹt hai bên, đâu biết vốn một.

  13. Vốn một chẳng thông, thì đặt ra hai chỗ là uổng công.

  14. Trừ bỏ Có thì kẹt nơi Có, đuổi theo KHÔNG lại trái với KHÔNG.

  15. Nói nhiều lo nhiều, càng chẳng tương ưng.

  16. Bặt nói bặt lo, chỗ nào cũng thông.

  17. Trở về cội gốc thì được ý chỉ, đuổi theo chiếu soi lại mất bản tông.

  18. Phản chiếu chốc lát, hơn cả KHÔNG kia.

  19. Không kia chuyển biến, đều do vọng kiến.

  20. Chẳng cần cầu chơn, chỉ cần dứt kiến (tri kiến)

  21. Nhị kiến đối đãi chẳng trụ, chớ nên đuổi theo để tìm.

  22. Vừa có thị phi, thì lăng xăng lạc mất bản tâm.

  23. Hai do một mà có, một cũng đừng nên giữ.

  24. Một tâm chẳng sanh khởi, muôn pháp chẳng đúng sai.

  25. Chẳng đúng sai thì chẳng phải pháp, cũng chẳng sanh cái tâm chấp "chẳng phải tâm".

  26. Năng theo cảnh diệt, cảnh theo năng mất.

  27. Cảnh do năng thành cảnh, năng do cảnh thành năng.

  28. Muốn biết "hai đoạn", vốn là "một-không".

  29. Nói một cái KHÔNG đã đồng với hai, một và hai cùng bao hàm vạn tượng.

  30. Chẳng thấy tinh tế thô sơ, đâu có thiên lệch một bên.

  31. Bản thể đại đạo rộng khắp hư không, chẳng có khó dễ đối đãi.

  32. Sự thấy nhỏ hẹp có chút hồ nghi, muốn gấp lại càng trễ.

  33. Chấp thật thì lạc mất tông chỉ, ắt phải rơi vào đường tà.

  34. Buông thì bản thể tự nhiên, vốn chẳng có đi và ở. (Buông : vô trụ).

  35. Tự tánh là đạo, vốn chẳng phiền não.

  36. Nổi niệm thì bị niệm buộc, thành trái với chơn không niệm thì hôn trầm chẳng tốt.

  37. Tốt xấu không nên nhọc tinh thần, đâu cần phân biệt sơ hay thân.

  38. Muốn chứng lấy Nhất Phật Thừa, chớ nên chán ghét lục trần.

  39. Chẳng cho lục trần là tốt hay xấu, thì đồng như chánh giác.

  40. Người trí tự tại vô tác, kẻ ngu dụng tâm tự trói.

  41. Pháp chẳng là pháp, vọng tự chấp trước cho là pháp.

  42. Đem tâm dụng tâm, há chẳng phải lầm lớn.

  43. Mê sanh tịch lặng và tán loạn, ngộ chẳng tốt, xấu, yêu, ghét.

  44. Tất cả nhị biên đối đãi đều do đo lường suy toán.

  45. Việc mộng huyễn như hoa đốm trên không, đâu cần nắm bắt cho mệt nhọc!

  46. Đắc, thất, thị, phi, đồng thời buông bỏ.

  47. Mắt nếu chẳng ngủ, chiêm bao tự dứt.

  48. Nếu tâm chẳng cho là có khác, thì muôn pháp chỉ là một "NHƯ".

  49. Một chữ "NHƯ" thể tánh huyền diệu, cùng tột bình đẳng, bặt nhân duyên đối đãi.

  50. Muôn pháp cùng quán một lượt, tất cả trở về tự nhiên.

  51. Bặt hết lý giải, chẳng thể thí dụ.

  52. Ngưng động chẳng phải tịnh, động ngưng cũng chẳng phải ngưng.

  53. Hai đã chẳng thành, một làm sao có.

  54. Cùng tột cứu cánh, chẳng còn qui tắc.

  55. Khế hợp bản tâm thì tất cả bình đẳng, năng tác sở tác đều tự dứt.

  56. Hồ nghi dứt sạch, chánh tín vững chắc.

  57. Tất cả chẳng lưu giữ thì không thể ghi nhớ.

  58. Rổng sáng tự chiếu soi, chẳng lao nhọc tâm lực.

  59. Chỗ lìa suy nghĩ, tình thức khó lường.

  60. Chơn như Pháp Giới, chẳng người chẳng mình.

  61. Gấp muốn tương ưng, chỉ nói bất nhị.

  62. Bất Nhị chẳng phải đồng, Nhị mới có bao gồm.

  63. Người trí mười phương, đều vào tông này.

  64. Tông chỉ chẳng có ngắn dài, muôn năm một niệm, niệm muôn năm.

  65. Chẳng phải có chỗ, chẳng phải không chỗ, mười phương hư không, chính là trước mắt.

  66. Cực nhỏ đồng lớn, quên hẳn cảnh giới.

  67. Cực lớn đồng nhỏ, chẳng thấy bờ mé.

  68. Có tức là không, không tức là có.

  69. Nếu chẳng như thế, ắt chẳng cần giữ.

  70. Một là tất cả, tất cả là một.

  71. Nếu được như thế, lo gì chẳng xong.

  72. Tin tự tâm là bất nhị, bất nhị phải tin tự tâm.

  73. Đường ngôn ngữ chấm dứt, chẳng phải quá khứ hiện tại vị lai.

Bịnh Khoái Làm Thầy



Sau khi tui rõ ràng được kiến văn giác tri, nhất niệm vô minh, và vô thỉ vô minh 1 cách tuyệt đối, tui thấy sự sai lầm của người ta khi hành trì, làm như vậy có ổn không?
Đáp: không nên, vì bạn vẩn chưa phá bỏ được màng vô thỉ vô minh, bạn hành sữ như thế, bạn đã rơi vào tịnh duyên của nhất niệm vô minh. Còn các vị đã kiến tánh vì từ bi không nỡ thấy bạn sai lầm nên mới chỉ chổ sai lầm để bạn chỉnh lại. Hãy nhớ kỹ khi chưa phá được màng vô thỉ vô minh, vội thấy lỗi người, lỗi mình ngay đó sẳn có, mình với họ cũng 1 phe mà thôi.


Thứ Năm, 8 tháng 1, 2009

Thân Trung Ấm

Trí óc của bạn từ đâu có? Nó có từ thân Trung Ấm , thân Trung Ấm không do cha mẹ sanh ra, nhưng nó lại là nguồn góc của sanh tử luân hồi, từ thời vô thỉ cho đến nay.

Muốn thấy được Trung Ấm thân, không khó, bạn hãy chọn 1 chổ yên tịnh, ngưng nghĩ hết tất cả các vọng niệm, khi vọng niệm đã được ngưng nghĩ, cái chổ thanh thanh tịnh tịnh ấy chỉ còn tri giác không vọng niệm chính là Trung Ấm thân.

Nên cổ đức thường có câu: Sao người học đạo chẳng biết chơn? Chỉ vì xưa nay nhận thức thần (thân Trung Ấm), nguồi gốc sanh tử từ vô thỉ, si mê cho là bổn lai nhơn (Phật tánh) ” Ý nói, người tu lầm nhận thân Trung Ấm là bản lai diện mục (Phật tánh) của mình.

Khi chúng ta chết thì sẽ không còn trí óc nữa, vì thân Trung Ấm đã ra khỏi thân xác này, tuy thân Trung Ấm không có tay, mắt, mũi, miện, thân và ý, nhưng nó lại có kiến văn giác tri, ngươi tàu gọi là thân trung ấm, phạn ngữ là A Lai Dạ Thức, muốn tìm tự tánh ngay đây mà tìm.

Khi thân Trung Ấm lìa khỏi xác thân này, nó sẽ mù mịch không tự chủ, lúc đó nó sẽ nương vào nghiệp thức làm chủ thể. Nên có câu: "mọi thứ bỏ lại hết, duy chỉ nghiệp mang theo".

Khi thân Trung Ấm ra khỏi xác thân, trong vòng 49 ngày phải đi đầu thai, nó sẽ căn bản lên 1 kiếp trước hoặc 2, 3 kiếp trước, coi coi chủng tử nghiệp thức nào chính mùi, thì theo đó mà thọ sanh, nhân nào quả ấy.

Vọng niệm nặng nhất không ngoài dâm dục, dâm dục nặng sẽ quyết định giống cái, dâm dục nhẹ, sẽ quyết định giống đực. nên kinh nói: dâm dục là mạng căn của chúng sanh.

Quá trình vô bào thai của người mẹ, không ngoài ngũ uẩn, khi duyên đầu thai đến sẽ theo nghiệp lực chi phói thọ sanh, khi thấy giống đực giống cái giao cấu với nhau (Sắc), chấp nhận chuyện giao cấu này (Thọ), khỡi tâm động niệm (Tưởng), tham gia vào đó (Hành), khi tham gia rồi sẽ lọt vào bào thai (Thức), sẽ thành nghiệp thức của chúng sanh.